Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty chi tết, đầy đủ năm 2022
Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty

Nói đến thành lập công ty chắc hẳn ai cũng nghĩ đến quá trình thực hiện hồ sơ hay thủ tục rất phiền phức. Nhưng thực tế có như bạn nghĩ? Cũng có thể nói “có” cũng có thể nói “không”. Không cho những ai đã hiểu chút về vấn đề pháp lí. Có cho những ai mới bắt đầu chập chững tìm hiểu. Trong bài viết này Việt Mỹ sẽ cố gắng viết ngắn gọn chia sẻ đầy đủ kinh nghiệm thành lập công ty trong năm 2021 cho bạn dễ hiểu nhất nhé.

Trước khi thành lập công ty bạn cần phải làm gì?

Để có thể chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty, trước hết bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ các vấn đề sau đây:

Loại hình mà bạn muốn kinh doanh

Hiện tại có 5 loại hình đang rất phổ biến, đó là: Công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Mỗi loại hình có một đặc điểm khác nhau về thành viên, vốn, cơ cấu tổ chức..cũng như ưu và nhược điểm riêng biệt.

===> bạn đọc có thể xem chi tiết hơn về các loại hình TẠI ĐÂY.

Về cách tên doanh nghiệp

Sau khi nghĩ được tên cho doanh nghiệp, bạn phải check xem tên đó đã trùng với doanh nghiệp nào chưa. Nếu đã trùng bạn phải đặt tên khác.

Cách đặt tên công ty
cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật

Quy tắc đặt tên như sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên doanh nghiệp

Ví dụ như: Loại hình bạn muốn sử dụng là công ty tnhh 1 thành viên & Tên doanh nghiệp bạn muốn đặt là “Demo” ===> thì tên công ty của bạn sẽ là: “công ty tnhh 1 thành viên Demo”.

===> bạn cũng có thể tham khảo thêm về phần đặt tên công ty TẠI ĐÂY.

Địa chỉ của công ty

Bạn có thể đặt lấy bất kì địa chỉ nào để đặt làm địa chỉ của công ty. Và 1 địa chỉ như vậy bạn có thể sử dụng để đăng ký cho nhiều công ty.

Tuy nhiên: Nếu địa chỉ công ty bạn là khu chung cư hay căn hộ thì bạn có giấy giấy tờ chứng minh chung cư/ căn hộ của bạn đủ điều kiện để mở công ty.

Ngành nghề kinh doanh

Theo luật doanh nghiệp 2020 có chia rõ 2 mảng ngành nghề chính, đó là: ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không có điều kiện. Bạn cần nắm rõ những mã ngành nghề bạn muốn kinh doanh để sau này không phải thực hiện thêm thủ tục thêm

===> bạn có thể tham khảo danh mục mã ngành nghề TẠI ĐÂY nhé

Vốn điều lệ

Hiện nay chưa có quy định nào về mức vốn điều lệ tối thiểu trong việc thành lập doanh nghiệp. tuy nhiên, vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác.

Tư vấn vốn điều lệ
Tư vấn vốn điều lệ: Tăng giảm vốn điều lệ thế nào?

Nếu bạn để mức vốn điều lệ càng cao thì càng chứng minh được năng lực tài chính doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ tạo được lòng tin với khách hàng tốt hơn.

===> Xem thêm vốn điều lệ TẠI ĐÂY nhé

Người đại diện pháp luật

Đây là người đại diện cho doanh nghiệp kí kết các giấy tờ, thủ tục cần thiết. Cũng là người điều hành, quản lí trực tiếp các hoạt động của công ty.

===> xem toàn bộ thông tin về người đại diện pháp luật TẠI

Hồ sơ thành lập công ty cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập công ty không quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Hình ảnh trên đây mình liệt các giấy tờ của một số loại hình thịnh hành nhất hiện nay. Các loại hình còn lại như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…bạn cũng chuẩn bị nhưng giấy tờ tương tự nhé.

Quy trình, thủ tục thực hiện diễn ra như thế nào?

Trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty cho rất nhiều quý khách hàng, chúng tôi đúc rút ra quy trình được thực hiện qua 4 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin thành lập công ty

Giấy tờ bao gồm:

  1. Bản CMND/CCCD hoặc Passport nếu như đang còn hiệu lực
  2. Chuẩn bị: Tên công ty, soạn vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở và danh sách các thành viên góp vốn

Bước 2: Nộp hồ sơ đầy đủ lên phòng đăng ký kinh doanh

Ở bước này bạn có thể thực hiện bằng hình thức nộp qua mạng. Cách thức thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào  cổng thông tin quốc gia tạo tài khoản người dùng 
  • Bước 2: Sau khi đăng ký xong tài khoản bạn tạo luôn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đúng như thông tin bạn đã soạn
  • Bước 3: Nhập tất cả các thông tin còn lại và hệ thống theo yêu cầu
  • Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ

Note: nếu như bạn nộp hồ sơ bằng chữ ký số thì bạn cần phải xác thực hồ sơ đã gán chữ ký số vào tài khoản.

Bước 3: Chờ ngày để nhận kết quả

Sau khi bạn đã hoàn thành quá trình đăng ký kinh doanh qua mạng bạn sẽ được nhận được mail thông báo hồ sơ được chấp nhận hay thông báo lỗi. Nếu lỗi bạn phải thực hiện lại các thao tác như trên với thông tin chính xác hơn. Còn nếu như được chấp nhận bạn sẽ phải nạp bộ bản cứng lên phòng đăng ký kinh doanh và chờ để nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện diễn ra trong bao lâu?

Thường thì tính từ lúc bạn soạn hồ sơ cho đến khi bạn nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp giao động trong khoảng 5 – 7 ngày.

Kết quả nhận được là gì?

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Chứng nhận công ty bạn đã có tư cách pháp nhân)
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận về cơ quan thuế quản lý do sở kế hoạch đầu tư cấp
  • Điều lệ, hồ sơ nội bộ công ty

Chi phí thành lập công ty trọn gói hết bao nhiêu?

Về chi phí thành lập công ty, những ai tự làm toàn bộ hồ sơ thủ tục và tự nạp lên phòng đăng ký kinh doanh thì bạn chỉ mất 750.000đ. Trong đó bao gồm:

  • 200.000đ phí ủy quyền nộp hồ sơ lên phòng đkkd
  • 450.00đ phí khắc con dấu
  • 100.00đ phí đăng kí bố cáo thành lập lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Còn đối với những ai sử dụng dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận làm trọn gói cho bạn với các mức gia khác nhau (phần này bạn tự tìm hiểu nhé). Còn đối với Kế toán Việt Mỹ, chi phí thành lập công ty trọn gói chỉ 1.500.000đ. Trong đó đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ. Bạn không cần phải đi lại, bạn không phải soạn hồ sơ. Bạn chỉ việc ngồi ở nhà và chúng tôi sẽ gửi kết quả hoàn toàn miễn phí cho bạn, cho dù bạn ơt Tỉnh/ Thành nào.

Những việc bạn cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty từ phòng đăng ký kinh doanh. Để không phải bị phạt, bạn cần phải làm những công việc sau:

  1. Soạn và nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu.

Note: Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho các công ty thành lập từ 25/02/2020 từ thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực.

  1. Mở tài khoản ngân hàng
  2. Mua chữ ký số (Hiện nay có rất nhiều bên cung cấp chữ ký số uy tín như: VIETTEL, VNPT, SAFE-CA…)
  3. Treo bảng tên công ty
  4. Phát hành hóa đơn điện tử
  5. Và điều quan trọng nhất là cần có 1 kế toán để giải quyết một số việc như: xử lí chứng từ, hóa đơn, thu chi, báo cáo thuế hàng tháng, hoặc báo cáo tài chính cuối năm (bạn có thể thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện những công việc này).

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Một số thắc mắc trong quá trình thành lập công ty?

Trong quá tìm hiểu cũng như quá trình tự làm hồ sơ, thủ tục để mở công ty chắc hẳn ai cũng có một số thắc mắc cần gỡ rối. Sau đây, Việt Mỹ sẽ liệt kế ra một số câu hỏi trong quá trình thực hiện dịch vụ khách hàng đã hỏi chúng tôi nhiều nhất.

Câu hỏi 1: nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay công ty tnhh 2 thành viên trở lên?

Đáp: Về vấn đề này còn tùy thuộc vào số lượng thành viên góp vốn vào công ty cũng như định hướng kinh doanh của bạn. Chúng tôi cũng đã có một video phân tích rõ những ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, có thời gian bạn xem qua nhé: https://www.youtube.com/watch?v=JYLRoA6kW8k&t=7s 

Câu hỏi 2: thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Đáp: Câu trả lời của chúng tôi là “Không”. Hiện nay đa số các ngành nghề đều không yêu cầu bằng cấp, ngoại trừ một số ngành nghề đặc biệt như: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ, giáo dục…

Câu hỏi 3: hộ khẩu tỉnh lẻ có được thành lập công ty ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…không?

Đáp: Đây là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ khách hàng. Và câu trả lời của chúng tôi là “ĐƯỢC”. bạn là công nhận của Việt Nam bạn có quyền thành lập công ty ở bất kì tỉnh thành nào trên toàn quốc.

Câu hỏi 4: có thể mở công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài bằng hình thức chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài không?

Đáp: “ĐƯỢC” nếu như doanh nghiệp của bạn không thuộc đối tượng buộc phải thành lập dựa vào hình thức đầu tư trực tiếp thì bạn có thể lựa chọn phương án thành lập công ty bằng 100% vốn người Việt Nam và sau đó chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài nhé.

Câu hỏi 5: thành lập công ty cần phải đóng những loại thuế gì?

Đáp: bạn phải đóng các loại thuế như sau: Thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường…và một số loại thuế khác nữa.

Quý khách hàng trên toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.