Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bạn muốn tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích sinh lợi nhưng đang phân vân không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình. Luật Việt Mỹ chia sẻ gợi ý cho bạn các thông tin về công ty tư nhân, điều kiện được thành lập và những lưu ý về ưu nhược điểm của mô hình này cũng như chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Tại sao nên lựa chọn thành lập công ty tư nhân?

Việc làm kinh tế cũng như kinh doanh của cá nhân tư nhân sẽ mang cho bạn nhiều lợi ích hơn, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm cũng như có đầu óc kinh doanh giỏi, bạn có thể mang về lợi nhuận cao hơn rất nhiều khi bạn thực hiện làm trong một doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác góp vốn tiến hành thành lập doanh nghiệp cũng những người khác.

Hơn hết với các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân, tổ chức (người chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân) được tự do hơn trong việc đưa ra quyết định về việc quản lý và điều hành doanh nghiệp so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Ngoài ra thì chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng do chủ sở hữu tự mình quyết định, tự lựa chọn vốn đầu tư to hay nhỏ, kinh doanh ngành nghề gì mà không cần phải nghe ý kiến từ người khác.

Phân biệt công ty tư nhân với loại hình công ty tnhh một thành viên

Một là, về chủ thể tiến hành thành lập doanh nghiệp:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cũng có thể một cá nhân làm chủ sở hữu của công ty.
  • Trong đó công ty tư nhân cũng có một thành viên là chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ có cá nhân mới được tiến hành thành lập công ty tư nhân còn tổ chức thì không được.

Hai là, về tư cách pháp nhân

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một loại hình có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Doanh nghiệp tư nhân: Theo quy định của luật doanh nghiệp, do không có tài sản độc lập do đó doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Thứ ba, về nhiệm pháp lý

  • Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu của công ty một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ tài sản khác theo quy định khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà mình đã tiến hành sang tên cho công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân làm chủ sở hữu công ty tư nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động tiến hành kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ tư: Về vấn đề Tăng, giảm vốn

Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thực hiện hoạt động tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được thực hiện ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của công ty. Trường hợp giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu xuống thấp hơn vốn đầu tư ban đầu đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn đó sau khi đã tiến hành đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH được thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp:

  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty tnhh 1 thành viên nếu đã tiến hành hoạt động kinh doanh và sản xuất liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày công ty tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm phải thực hiện thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi công ty đã thực hiện hoàn trả cho chủ sở hữu;
  • Vốn điều lệ của công ty không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết theo quy định của pháp luật.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiến hành tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty tnhh thực hiện việc đầu tư thêm hoặc tổ chức huy động thêm vốn góp của những người khác. Chủ sở của công ty sẽ hữu quyết định hình thức tăng cũng như mức tăng vốn điều lệ.

Năm là, về vấn đề cơ cấu tổ chức:

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp tiến hành quản lý hoặc thuê người khác thực hiện việc quản lý hoặc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên có các cơ cấu tổ chức sau:

Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh do một tổ chức làm chủ sở hữu thì có thể lựa chọn một trong 2 mô hình, đó là:

1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc chức danh Tổng giám đốc và có bộ phận Kiểm soát viên.

2) Hội đồng thành viên của công ty, Giám đốc hoặc chức danh Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh do 1 cá nhân làm chủ sở hữu thì có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc có thể giữ chức danh Tổng giám đốc.

Sáu là, việc thực hiện phát hành chứng khoán.

  • Doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện hành là không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty TNHH một thành viên chỉ không được thực hiện việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH một thành viên vấn có thể tiến hành phát hành trái phiếu để thực hiện huy động vốn.

Trên đây là một số sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. Dưới đây Luật Việt Mỹ sẽ chỉ ra những chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân để khách hàng có thể xem xét đưa ra lựa chọn cho mình.

Các chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định hiện hành các chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các chi phí cần thiết sau:

Lệ phí đăng ký thành lập công ty tư nhân p nộp tại sở kế hoạch và đầu tư

Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chính phủ ban hành quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện tiến hành việc nộp hồ sơ thành lập công ty. Đây là một trong những chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chủ sở hữu bắt buộc phải nộp.

Tuy nhiên, theo Thông tư 47/2019/TT-BTC của bộ tài chính thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí thực hiện việc đăng ký thành lập công ty tư nhân được giảm so với thông tư cũ từ 200.000 đồng xuống còn 100.000 đồng/lần.

Người thực hiện việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể nộp lệ phí môn bài trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc thực hiện việc chuyển lệ phí vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh, ngoài ra thì còn có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tiến hành đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy định được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Một lưu ý là trong trường hợp này chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền trước đó đã tiến hành nộp vào lệ phí này sẽ không được cơ quan nhà nước hoàn trả cho doanh nghiệp.

Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp tư nhân phải tiến hành thực hiện thủ tục công bố và nộp lệ phí về nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Đây cũng là một trong những chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chủ sở hữu phải chú ý.

Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp hiện nay được quy định chi tiết tại Thông tư 47/2019/TT-BTC của bộ tài chính với mức lệ phí là 100.000 đồng.

Chi phí khắc con dấu cho công ty tư nhân

Hiện nay có rất nhiều mức giá khác nhau trên thị trường đối với việc thực hiện thủ tục khắc con dấu cho công ty doanh nghiệp tư nhân.

Chi phí này thường phụ thuộc vào đơn vị tiến hành thực hiện cung cấp dịch vụ khắc dấu, cũng như loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp tư nhân. Mức giá cho dấu tròn công ty tư nhân dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch của công ty tư nhân thì thường từ 70.000 đ đến 150.000 đ. Đây cũng là một trong những loại chi phí thành lập công ty tư nhân cần phải tính toán.

Lưu ý về việc khắc dấu và sử dụng con dấu:

  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu phải là công ty, doanh nghiệp được nhà nước tiến hành cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khắc con dấu.
  • Tại thành phố Hà Nội, các công ty, doanh nghiệp tư nhân thành lập mới sẽ được UBND thành phố Hà Nội trực tiếp hỗ trợ chi phí khắc dấu. Doanh nghiệp tư nhân có thể tận dụng ưu đãi này để giảm chi phí thành lập công ty tư nhân ban đầu của mình.

Phí mua chữ ký số (Token)

Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP được chính phủ ban hành có hiệu lực năm 2018, “Chữ ký số” được hiểu là một dạng đặc biệt của chữ ký điện tử và được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu về việc sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.

Hiểu đơn giản hơn, thì chữ ký số là dạng USB đã được tiến hành thực hiện mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của công ty tư nhân để ký tên lên tờ khai cũng như các thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của công ty tư nhân chứ không phải do ai khác mạo danh.

Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số có uy tín lâu năm như Viettel, Newca, FPT, BKav…. để tiến hành thực hiện thủ tục mua thiết bị Chữ ký số (Còn gọi là Token).

Chi phí mua chữ ký số còn phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty tư nhân. Chữ ký số với 03 năm sử dụng hiện nay trên thị trường giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Chữ ký số là một trong những chi phí thành lập công ty tư nhân mà chủ sở hữu không thể bỏ qua, bởi nó là yêu cầu bắt buộc của nhà nước.

Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng 

Doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng để tiến hành các giao dịch cũng như dùng tài khoản này để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không mất phí khi tiến hành mở tài khoản ngân hàng, chỉ mất khoảng 1 triệu để thực hiện việc duy trì tài khoản đó cho công ty. Nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân tiến hành thuê các nơi khác mở tài khoản cho mình thì phải trả phí dịch vụ, hiện nay phí dịch vụ theo giá thị trường thường giao động từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Một số lưu ý khác về chi phí thành lập công ty tư nhân

Các chi phí thành lập công ty trên đây là các chi phí thông thường và theo quy định của nhà nước.

Ngoài các chi phí này, khi sử dụng các dịch vụ thành lập công ty – doanh nghiệp tư nhân, người thực hiện thủ tục thành lập còn phải tiến hành trả chi phí cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm một số chi phí như:

  • Chi phí cho việc tiến hành thiết kế, cho công ty cung cấp dịch vụ in ấn biển hiệu công ty.
  • Chi phí dịch vụ cho việc tiến hành kê khai và đăng ký nộp thuế lần đầu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Chi phí của công ty tư nhân cho việc tiếp đón đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý thuế;
  • Chi phí  về việc trang bị cơ sở vật chất, mua các loại máy móc sản xuất kinh doanh cho công ty; chi phí về việc tiến hành thuê mặt bằng kinh doanh – trụ sở.
  • Chi phí thuê nhân viên, đào tạo cho nhân viên.

Quý khách hàng tại trên toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.