Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp
Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?

Việc một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp là điều mà nhiều cá nhân tổ chức kinh doanh hiện nay đang quan tâm. Đặc biệt với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhiều nhà đầu tư luôn muốn đầu tư, tiến hành góp vốn vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nếu như khách hàng cũng đang thắc mắc trên hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ để hiểu hơn vấn đề này.

Các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020

Trước khi đi tìm hiểu việc một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại công ty, hình doanh nghiệp hiện hành và cũng xem bản chất cũng như đặc điểm riêng của từng loại hình đó.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại hình công ty, doanh nghiệp bao gồm: Hộ kinh doanh, loại hình doanh nghiệp tư nhân với các loại hình công ty khác nhau như công ty TNHH, công ty hợp danh, ngoài ra còn có công ty cổ phần.

  • Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành thì loại hình này hiện nay được điều chỉnh cụ thể tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. So với nghị định cũ mà nhà nước ban hành, hộ kinh doanh hiện nay đã có nhiều điểm mới với ưu điểm vượt trội hơn trước như được phép tiến hành sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm. Đây là hình thức doanh nghiệp tiến hành kinh doanh với quy mô tương đối nhỏ, chủ yếu là tiến hành thực hiện hoạt động buôn bán nhỏ của các hộ gia đình.
  • Doanh nghiệp tư nhân với quy mô kinh doanh có chút lớn hơn so với loại hình hộ kinh doanh, tuy nhiên vẫn ở mức độ nhất định không thể bằng các loại hình công ty. Mặc dù được tự do trong việc sản xuất và kinh doanh cũng như tiến hành quản lý nhưng với bản chất là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn thì loại hình này hiện nay ít được các nhà đầu tư lựa chọn.
  • Công ty TNHH theo quy định pháp luật doanh nghiệp năm 2020 bao gồm hai loại hình là công ty TNHH 1 thành viên và loại hình công ty TNHH 2 thành viên. Với tính chất ở mức trung hòa ở giữa công ty đối nhân là loại hình hợp danh và công ty đối vốn với loại hình công ty cổ phần, quy mô không quá lớn, cũng không quá nhỏ thì đây được coi là loại hình được đại đa số mọi người, mọi nhà đầu tư tiến hành chọn khi mới khởi nghiệp.
  • Công ty hợp danh hiện nay được coi là loại hình công ty mang tình chất đối nhân, công ty này chủ yếu dựa vào tin tưởng tình cảm của những người thân và thường là thành viên hợp danh trong công ty. Thường được lựa chọn hợp tác kinh doanh làm ăn phát triển giữa các cá nhân trong gia đình hoặc bạn bè có mối quan hệ thân thiết.
  • Công ty cổ phần hiện nay với lợi thế ưu việt trong việc tiến hành thực hiện kêu gọi vốn, loại hình này thường phù hợp với những cá nhân, tổ chức kinh tế muốn mở công ty với quy mô lớn, có đông thành viên tham góp vốn thành lập công ty. Việc chỉ phải chịu trách nhiệm trong khuôn khổ phần mình đã góp vốn đã tham gia vào công ty cũng là một lợi thế được nhiều khách hàng lựa chọn.

Những cá nhân nào được phép tiến hành thành lập doanh nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì phải xem bạn có thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật không đã. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định mọi cá nhân đều có quyền tiến hành thành lập doanh nghiệp trừ các trường hợp bị cấm sau đây: 

  • Cá nhân là người của cơ quan nhà nước như là cán bộ, công chức,  cũng như giữ chức vụ viên chức chịu sự điều chỉnh theo quy định của Luật chuyên ngành.
  • Các cá nhân hiện nay đang thuộc theo đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân của nước Việt Nam, người thực hiện việc bảo vệ nhà nước.
  • Cán bộ là người đứng đầu trong việc quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp của cơ quan nhà nước.
  • Người hiện nay chưa đủ điều kiện để tiến hành tham gia hoạt động dân sự theo quy định chuyên ngành của luật dân sự như người chưa đủ tuổi, người bị hạn chế hoặc là người bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Cá nhân hiện nay đang phải chấp hành hình phạt tù của cơ quan nhà nước, người đang bị tạm giam, bị cơ quan nhà nước tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là người đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính thực hiện tại cơ sở cai nghiện.

Như vậy có thể thấy dựa trên nguyên tắc tự do tiến hành kinh doanh của Hiến pháp, thắc mắc về việc một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp đã được chúng tôi giải đáp. Mọi người đều có quyền tiến hành thành lập công ty và số lượng thành lập công ty là không giới hạn trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định cấm của pháp luật chuyên ngành. Việc quy định của pháp luật như vậy là hoàn toàn hợp lý, các cá nhân nếu như đang làm việc trong cơ quan nhà nước nếu tiến hành thành lập doanh nghiệp sẽ không thể tập trung được vào công việc tiến hành quản lý chính của mình, hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ để hoàn thành công việc của mình và cũng như quy định này có thể tránh được các trường hợp “rửa tiền” của cán bộ. Ngoài ra pháp luật chuyên ngành còn có một số quy định đối với các loại hình doanh nghiệp đặc biệt như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, các loại hình với trách nhiệm tài sản vô hạn nên chủ sở hữu của công ty này không được đồng thời là chủ sở hữu của một loại hình chịu trách nhiệm tài sản vô hạn khác.

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Vậy một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp theo quy định hiện hành? Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020, Luật Việt Mỹ có thể chỉ ra một số trường hợp hạn chế bao gồm:

Thứ nhất, trường hợp cá nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ một cá nhân chỉ được tiến hành thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật không được đồng thời là chủ sở hữu của loại hình hộ kinh doanh hay không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 

Ngoài ra thì pháp luật cũng quy định rõ ràng cụ thể, đối với doanh nghiệp tư nhân do pháp luật hiện nay quy định đang không có sự tách bạch tài sản của công ty với chủ sở hữu và công ty, không có tư cách pháp nhân theo quy định luật dân sự nên không được tiến hành góp vốn thành lập, mua cổ phần trong các loại hình công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty TNHH.

Thứ hai, một số điều hạn chế của thành viên hợp danh

Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được làm chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp tư nhân; trong trường hợp không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty thì không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.

Như vậy với câu hỏi một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì với các vấn đề trình bày ở trên thì có thể thấy được, một cá nhân có thể tiến hành thành lập nhiều doanh nghiệp trừ các trường hợp bị cấm hoặc hạn chế mà Luật Việt Mỹ đã trình bày ở trên.

Các hạn chế khách hàng gặp phải khi tiến hành lập doanh nghiệp

Việc một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp là vấn đề mà nhiều khách hàng băn khoăn nhưng bên cạnh đó khi tiến hành thủ tục thành lập còn có nhiều khó khăn đối với khách hàng như:

  • Không biết nên lựa chọn loại hình công ty doanh nghiệp nào phù hợp với mình, và không biết mình hiện nay đã có đủ điều kiện tiến hành thành lập hay không.
  • Do không có kinh nghiệm trong việc tiến hành thành lập doanh nghiệp nên việc lựa chọn và chuẩn bị cũng như soạn thảo hồ sơ còn nhiều vướng mắc.
  • Đi lại nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty khó khăn xa với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không có thời gian để tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết.

Như vậy ngoài vấn đề một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp công ty hợp pháp khách hàng vẫn còn có thể gặp khó khăn, khi đó hãy liên hệ tới công ty để sử dụng dịch vụ với chất lượng nhanh nhất cùng với chi phí ưu đãi nhất tại Luật Việt Mỹ.

Trên đây là bài tư vấn của Luật Việt Mỹ về một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này thì không thể tránh khỏi những khó khăn cũng như khúc mắc, hãy liên hệ trực tiếp để được chúng tôi hướng dẫn và tư vấn chi tiết về dịch vụ tiến hành thành lập công ty tại Luật Việt Mỹ.

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.