Hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 cần những gì?
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà hồi phục và phát triển vượt bậc, hệ thống tài chính, cũng như chứng khoán chạm đỉnh sau 11 năm chờ đợi, hoạt động giao thương với bạn bè quốc tế hiện nay cũng đang được đẩy mạnh, mở ra những cơ hội đầy tiềm năng cho những con người đặc biệt là giới trẻ có đam mê làm chủ trong mọi lĩnh vực của thị trường kinh tế. Bạn đang có khao khát tiến hành startup về công nghệ, hay ước mơ thực hiện mở một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, hoặc đơn giản là tiến hành tự xây dựng hệ thống nhà hàng, quán cà phê của riêng mình, tuy nhiên thì bạn vẫn còn mù mờ về hệ thống pháp lý của Việt Nam về vấn đề doanh nghiệp. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ, chúng tôi sẽ cung cấp, hướng dẫn bạn chi tiết tất tần tật về giấy phép, thủ tục cũng như hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Đối với trường hợp là doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ thành lập doanh nghiệp đó gồm:

  • Giấy đề nghị tiến hành đăng ký về việc thành lập doanh nghiệp.
  • Bản sao một trong các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với trường hợp là công ty hợp danh, hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị cơ quan nhà nước về việc tiến hành đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty hợp danh đáp ứng các quy định của luật doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên hợp danh tham gia góp vốn.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hợp danh trong công ty.
  • Bản sao một trong các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ thành lập doanh nghiệp này bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu ban hành của công ty tnhh.
  • Điều lệ của công ty tnhh theo đó cũng phải đáp ứng các quy định của công ty tnhh.
  • Danh sách thành viên tham gia góp vốn vào công ty tnhh.
  • Bản sao một trong các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý đối với trường hợp là cá nhân đối tham gia thành viên góp vốn, chứng minh xác thực của thành viên là cá nhân đó và giấy tờ của người đại diện theo pháp luật;
    • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp thành viên tham gia góp vốn vào công ty tnhh là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp là người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức của nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của trường hợp tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận về việc tiến hành đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với trường hợp là công ty cổ phần, hồ sơ thành lập doanh nghiệp này bao gồm:

  • Giấy đề nghị về đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của công ty cổ phần do nhà nước ban hành.
  • Điều lệ công ty cổ phần, quy định quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty,…
  • Danh sách các cổ đông tham gia góp vốn sáng lập công ty; danh sách cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp cổ đông sáng lập của công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, cùng các loại giấy tờ của người đại diện theo pháp luật;
    • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp cổ đông tham gia góp vốn vào công ty là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của các tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận về việc tiến hành đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023

Bước 1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Có rất nhiều các loại hình công ty cũng như loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ nước ta quy định và công nhận. Do đó, người tiến hành đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó chỉ ra những ưu và nhược điểm để sao cho lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp hiện nay được sử dụng tương đối phổ biến tại Việt Nam, cụ thể:

  • Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn với: Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty đối vốn là công ty cổ phần
  • Công ty đối nhân với loại hình công ty hợp danh

Chuẩn bị CMND hoặc thẻ căn cước công dân(hộ chiếu) bản sao công chứng:

Bản sao công chứng CMND hoặc các giấy tờ hợp pháp khác phải chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở của công ty sao cho phù hợp:

Người thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được thực hiện việc đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty cũng như những doanh nghiệp khác đã thực hiện đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã tiến hành thủ tục giải thể hoặc tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )

Địa chỉ của trụ sở của công ty phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định cụ thể chi tiết gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

Đây là những thông tin quan trọng có ghi trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan nhà nước trả lại hồ sơ.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Bạn cần xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty mình pháp luật có quy định cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…)

Bước 2. Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp

Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp mà khách hàng cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị tiến hành đăng ký doanh nghiệp phải theo mẫu và phù hợp với loại hình doanh nghiệp khách hàng chọn.
  • Dự thảo về điều lệ của doanh nghiệp.
  • Danh sách thông tin cũng như chi tiết về số vốn góp của các cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của các thành viên tham gia và của người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền của công ty và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận nguồn vốn pháp định phù hợp
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND hoặc có thể sử dụng hộ chiếu của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

Chú ý: 

  • Trường hợp công ty tiến hành ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền
  • Có thể tiến hành đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
  • Được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 03 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

  1. Cầm bản sao giấy chứng nhận về việc đăng ký doanh nghiệp được cấp ở bước 2 đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty
  2. Dấu pháp nhân của công ty sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành thực hiện việc kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp
  3. Khi đến nhận con dấu, đại diện của doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND/CCCD.

Thủ tục phải hoàn thành sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải tiến hành các thủ tục sau đây:

  1. Tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu nộp cho cơ quan nhà nước
  2. Tiến hành thủ tục đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử theo quy định
  3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế

(Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được cơ quan nhà nước tiến hành thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.

  1. Nộp thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng của doanh nghiệp
  2. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn điện tử tại các nơi cung cấp dịch vụ
  3. Dán hoặc tiến hành treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở chính của công ty.
  4. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.