Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước ta, cũng là nơi phát triển bậc nhất sau thành phố Hồ Chính Minh. Chính vì vậy nhu cầu tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội hiện nay là rất nhiều. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể nắm bắt được những vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho thủ tục này. Bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ hướng dẫn và giúp đỡ bạn những thông tin quan trọng nhất, để có thể tự mình thực hiện thủ tục này.

Những chú ý trước khi làm thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Người tiến hành sáng lập công ty

Không có quy định của pháp luật nào về vấn đề trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn cũng như về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người thực hiện tiến thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội. Chỉ cần cá nhân tiến hành thành lập đó có đầy đủ năng lực pháp luật về hành vi dân sự, không thuộc một trong các trường hợp pháp luật  doanh nghiệp cũng như pháp luật chuyên ngành khác cấm thì đều có thể đứng ra thành lập công ty.

Ví dụ: Anh A có hộ khẩu thường trú hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh, năng lực hành vi dân sự của anh A hoàn toàn bình thường, không đang trong thời gian tiến hành thụ án hay bị pháp luật cấm hoạt động, hoàn toàn được phép tiến hành thủ tục thành lập công ty tại TP.Hà Nội.

Loại hình công ty khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Có 3 loại hình doanh nghiệp chủ yếu hiện nay mà bạn có thể tiến hành đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội bao gồm: Công ty TNHH một thành viên ( hay còn gọi là công ty TNHH); loại hình công ty TNHH hai thành viên (công ty TNHH) và loại hình công ty cổ phần (CTCP).

Lưu ý:

  • Công ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành: Chỉ có 1 người trong công ty là chủ sở hữu (người đứng ra tiến hành thành lập công ty tại Hà Nội). Có thể đăng ký chủ sở hữu của công ty đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc có thể tiến hành đăng ký là hai người khác nhau.
  • Công ty TNHH có hai thành viên bao gồm: Từ 2 thành viên tham gia thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội đến 50 thành viên.
  • CTCP: Từ 3 cổ đông sáng lập ra công ty trở lên và không giới hạn số lượng cổ đông.

Chuẩn bị tên công ty

Trên thực tế, nhiều người chưa tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội nhưng đã tiến hành các thủ tục về thiết kế logo hay website theo tên mình thích, muốn đặt. Đến khi tiến hành đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội, tên đó không được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xem xét và chấp thuận do tên bị trùng hoặc có khả năng dễ gây nhầm lẫn. Cụ thể:

  • Tên bị trùng là toàn bộ phần tên của công ty mà bạn định đặt giống tên công ty khác đã thực hiện thủ tục đăng ký (không phân biệt loại hình công ty TNHH hay cổ phần).
  • Tên gây nhầm lẫn có nghĩa là phần tên riêng của công ty bạn định đặt được viết bằng tiếng nước ngoài hoặc được ghép bởi các chữ cái trong bảng tiếng Việt không có nghĩa, dẫn đến các trường nhầm lẫn với một công ty đã thực hiện thủ tục đăng ký mà có cụm từ phía trước giống nhau.

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Công nghệ số LINE dễ gây nhầm lẫn với Công ty TNHH MTV Công nghệ số/Công ty TNHH Công nghệ số LI).

Để có thể chắc chắn thì bạn có thể thêm các cụm từ tiếng Việt có nghĩa ngay sau tên riêng mà mình đặt đó như cụm từ Việt Nam, Hà Nội, Toàn Cầu…

Địa chỉ tiến hành thành lập công ty

Nhiều người muốn tiến hành đăng ký địa chỉ của công ty ngay tại nhà mình cho tiện tiến hành sản xuất kinh doanh, cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là địa chỉ khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội không được đặt ở chung cư và các khu nhà tập thể. Trừ trường hợp là tòa nhà chung cư đó có chức năng cho vấn đề thuê làm văn phòng, khu tập thể nhưng đã phân lô làm nhà riêng kiên cố tách biệt.

Đối với trường hợp tòa nhà chung cư có chức năng cho thuê văn phòng nhưng tòa nhà đó là khu vực hỗn hợp, phân tầng chung cư nhà ở, trung tâm thương mại, cũng như cho thuê văn phòng thì cần chuẩn bị các giấy tờ có liên qua để chứng minh địa chỉ công ty mình nằm ở tầng cho thuê văn phòng (quyết định của chủ đầu tư về cơ cấu, quy hoạch của tòa nhà).

Vốn điều lệ quyết định số tiền thuế lệ phí môn bài

Đây cũng là một trong nhiều vấn đề nhiều bạn còn băn khoăn. Bởi muốn đăng ký vốn điều lệ của công ty cao nhưng số vốn hiện có không đủ. Theo Luật Doanh nghiệp, khi tiến hành đăng ký thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội, không bắt buộc phải thực hiện chứng minh có đủ số vốn điều lệ, cũng như pháp luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa, tối thiểu. Vì thế, bạn có thể thực hiện tiến hành đăng ký số vốn điều lệ tùy theo quy mô hoạt động của công ty mình. Chỉ cần lưu ý vấn đề sau:

  • Đối với trường hợp khi tiến hành thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh về vấn đề bất động sản thì vốn điều lệ bắt buộc phải từ có 20 tỷ trở lên.
  • Vốn điều lệ của công ty nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài phải đóng cho cơ quan nhà nước là 2.000.000 đồng/năm.
  • Vốn điều lệ của công ty nếu lớn hơn 10 tỷ thì mức lệ phí môn bài phải đóng là 3.000.000 đồng/năm.
  • Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, trong vòng thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh, công ty phải tiến hành thực hiện góp đủ số vốn đã đăng ký.
  • Trong năm đầu tiên tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội, doanh nghiệp ĐƯỢC MIỄN thuế lệ phí môn bài. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành đóng thuế môn bài từ năm thứ hai. Tức là: Doanh nghiệp tiến hành thành lập BẤT KỲ ngày nào trong 2021 sẽ đóng thuế lệ phí môn bài từ năm 2022.

Ngành nghề kinh doanh

Bạn cần lưu ý một số ngành nghề có quy định bắt buộc về điều kiện để tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội như:

  • Các ngành có hoạt động liên quan đến ngành nghề đấu giá đều không được tiến hành đăng ký hoạt động đấu giá (thủ tục này phải được đăng ký bên cơ quan là Bộ Tư pháp, không thuộc thẩm quyền đăng ký của Sở KH&ĐT).
  • Hoạt động của các trung tâm, cũng như đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới về lĩnh vực lao động, việc làm: Không được thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động các trung tâm môi giới lao động, cũng như việc làm (vì việc thực hiện mở trung tâm môi giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước chuyên ngành khác không phải Sở KH&ĐT).
  • Bán buôn liên quan đến các ngành kim loại và quặng kim loại: Không được tiến hành đăng ký lĩnh vực kinh doanh đến ngành nghề vàng miếng.
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hóa chất: Phải đáp ứng quy định tại Điều 14 Luật Hóa chất năm 2007 và Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh lĩnh vực vận tải: Phải đáp ứng quy định liên quan của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ-CP do chính phủ ban hành.
  • Và một số ngành nghề có điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội cần có các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị tiến hành về việc đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu I-1; I-2 hoặc I-3 tùy theo từng loại hình công ty mà mình lựa chọn của Thông tư 02/2019/BKHĐT, có hiệu lực từ ngày 11/3/2019);
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách các thành viên/danh sách cổ đông sáng lập công ty tại Hà Nội (theo mẫu I-6/I-7 của Thông tư 02/2019/BKHĐT của bộ kế hoạch và đầu tư, có hiệu lực ngày 11/3/2019 tùy theo loại hình công ty);
  • Bản sao chứng thực giấy tờ của cá nhân người sáng lập tiến hành thành lập công ty tại Hà Nội;
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện việc nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty);
  • Văn bản ủy quyền của đại diện theo pháp luật công ty (nếu người nộp hồ sơ không đồng thời là người đại diện theo pháp luật);

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT của thành phố Hà Nội là cơ quan nhà nước trực tiếp tiếp nhận và tiến hành trả kết quả thành lập công ty tại Hà Nội cho khách hàng. Toàn bộ số hồ sơ tiến hành đăng ký doanh nghiệp đều nộp qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ online.

Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày công ty thực hiện việc nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ tiến hành phản hồi về tính hợp lệ của hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội đó. Nếu như hồ sơ của bạn đã hợp lệ thì sẽ nhận được thông báo hợp lệ. Khi đó, bạn chỉ việc đem nộp bộ hồ sơ bản giấy trước đó kèm thông báo hợp lệ của cơ quan và giấy biên nhận được gửi từ email đến bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh rồi lấy số và chờ lấy kết quả. Nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thực hiện lại bộ hồ sơ từ đầu.

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Thủ tục thành lập công ty Hà Nội bao gồm những bước sau:

Bước 1: Tiến hành chuẩn bị các thông tin cần thiết và soạn thảo hồ sơ sao cho hợp lệ với quy định của pháp luật,

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như Luật Việt Mỹ đã hướng dẫn ở trên và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận công nhận thành lập công ty hợp pháp,

Bước 4: Tiến hành các thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty.

Quý khách hàng tại Hà Nội đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

5/5 - (5 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.