Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
Thành lập công ty dược phẩm

Hiện nay thì ngày càng nhiều người lựa chọn và quyết định thành lập công ty dược phẩm để tiến hành khởi nghiệp. Dược phẩm theo quy định của pháp luật là ngành nghề vô cùng đặc biệt, bởi đặc tính không thể tiến hành thay thế bởi sản phẩm khác được của nó. Đặc biệt trong những năm do tình hình dịch bệnh covid biến có sự chuyển không ngừng, kéo theo đó thì hoạt động kinh doanh cũng như buôn bán trong ngành dược càng được chú trọng. Vậy để tiến hành thành lập công ty dược phẩm cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trình tự tiến hành thủ tục thành lập ra sao? Nếu như khách hàng cũng có những thắc mắc như trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ để có thể chuẩn bị tốt hơn về loại hình kinh doanh đối với ngành nghề này.

Một số lưu ý quan trọng trước khi thành lập công ty dược phẩm

Để đảm bảo các quy định và có thể tiến hành thành lập công ty dược phẩm thành công thì doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Vốn tối thiểu khi thành lập

  • Các cá nhân tổ chức kinh doanh cần chuẩn bị kinh phí để thành lập dựa trên khả năng về vấn đề tài chính hoặc điều kiện quy định của ngành nghề kinh doanh quy định. Tuy nhiên, do chi phí thành lập công ty dược phẩm ban đầu rất cao nên bạn nên bạn cần nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ số vốn cần thiết.
  • Khi tiến hành thành lập công ty mới, công bố về số vốn đăng ký là một việc làm rất quan trọng. Vì công ty cần phải tiến hành kê khai số vốn đăng ký để có thể tiến hành đăng ký kinh doanh công ty một cách hợp pháp.
  • Nhìn chung, đối với những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực dược phẩm mà khi kinh doanh pháp luật không yêu cầu về vốn, công ty có thể tiến hành kê khai vốn thuê dựa trên khả năng, cũng như điều kiện tài chính  và nguyện vọng của mình. Vì trong trường hợp này pháp luật không bắt buộc quy định về số vốn tối thiểu hoặc tối đa.
  • Tuy nhiên, nếu công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực dược mà có quy định bắt buộc về điều kiện vốn pháp định thì phải có vốn khi tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với số vốn pháp định của nhà nước đối với ngành nghề yêu cầu. Trong trường hợp này, pháp luật không có quy định về mức vốn tối đa khi góp vào công ty, nhưng có quy định về mức vốn tối thiểu tiến hành góp, vì vậy các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân khi tiến hành thành lập công ty dược phẩm cần hết sức thận trọng.

Lựa chọn loại hình công ty

  • Các cá nhân tổ chức kinh tế thành lập công ty dược phẩm cần xác định loại hình tiến hành sản xuất và kinh doanh phù hợp với  nhu cầu của công ty mình sau này, từ đó thực hiện đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp. Vì mỗi loại hình doanh nghiệp công ty đều có những đặc điểm riêng nên tùy thuộc vào điều kiện góp vốn hay số lượng thành viên tham gia góp vốn vào thành lập và mong muốn của từng loại hình doanh nghiệp… thì khách hàng sẽ lựa chọn ra một loại hình tương ứng.
  • Hiện nay, theo quy định của luật doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến khi thành lập công ty dược phẩm như: công ty loại hình doanh nghiệp tư nhân, loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, hoặc có thể lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và loại hình Công ty TNHH 1 thành viên.

Tên khi công ty dược phẩm phải đảm bảo quy định chung của pháp luật

  • Tên khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dược phẩm dược phải có đủ cấu trúc theo quy định, bao gồm cả loại hình và tên riêng. Doanh nghiệp nên tiến hành việc kiểm tra tên mình định đặt trước khi lựa chọn đặt tên để tránh vi phạm các quy định chung.
  • Luật Việt Mỹ gợi ý bạn tên khi thành lập công ty dược phẩm nên chứa các từ có liên quan đến ngành nghề kinh doanh, điều này sẽ gây ấn tượng đến khách hàng và có thể biết ngay công ty của bạn kinh doanh lĩnh vực gì.

Người làm đại diện theo pháp luật khi phải là người có năng lực

  • Khi thành lập công ty dược phẩm quý khách cần chọn người đại diện pháp luật cho công ty dược phẩm của mình là người có năng lực, cũng như là người có kiến thức chuyên môn, khả năng quản lý điều hành, bởi đây là người vô cùng quan trọng, có liên quan đến các quyết định cũng như những công việc liên quan đến điều hành quản lý ảnh hưởng tới sự phát triển, kinh doanh có lợi nhuận của công ty dược phẩm sau này. 
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm là cá nhân sẽ đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về các vấn đề phát sinh từ các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan khác tại các cơ quan như trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định chuyên ngành của luật pháp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo quy định hiện hành thì có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều khoản liên kết trong điều lệ của công ty sẽ quy định cụ thể số lượng người đại diện theo pháp luật, chức vụ mà người đó quản lý, cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ của người đó đối với công ty.

Những lưu ý sau khi thành lập công ty dược phẩm phải thực hiện

Sau khi thành lập công ty dược phẩm thì cá nhân tổ chức kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:

Cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số

Công ty tiến hành kinh doanh và sản xuất dược phẩm thực hiện việc mua chữ ký số theo đúng quy định của pháp luật hiện hành để có thể tiến hành các thủ tục về đóng thuế online và thực hiện việc đóng thuế theo định kỳ mà pháp luật chuyên ngành quy định.

Cần đăng ký tài khoản ngân hàng

Các tổ chức cá nhân sau khi thành lập công ty dược phẩm cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng hợp pháp trước khi đưa công ty có các các hoạt động liên quan đến tiền tệ. Chủ doanh nghiệp trực tiếp đến ngân hàng và mang theo con dấu, cũng như các giấy tờ hợp pháp khác như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo nữa là chứng minh nhân dân để tiến hành đăng ký tài khoản. Sau đó, thực hiện các thủ tục về việc báo cáo tài khoản này cho Phòng kế hoạch và đầu tư.

Cần kê khai thuế môn bài đúng kỳ hạn và đóng đủ thuế theo quy định của nhà nước.

  • Sau 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty dược phẩm, cá nhân tổ chức kinh doanh cần phải tiến hành kê khai và cũng như tiến hành nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định của nhà nước.
  • Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm sẽ cần đóng cho cơ quan nhà nước một số loại thuế cơ bản như thuế hay còn gọi là lệ phí môn bài (tùy theo vốn điều lệ góp vào doanh nghiệp tiến hành kê khai ban đầu, nếu kê khai trên 10 tỷ thì công ty dược phẩm phải đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu kê khai dưới 10 tỷ thì công ty dược phẩm đóng 2 triệu VNĐ/ năm). Ngoài ra còn phải đóng một số loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm được tính theo lợi nhuận của công ty.

Quý khách hàng trên TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín hay đăng ký hộ kinh doanh nhanh – chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.