Hồ sơ thành lập công ty xây dựng năm 2022 chi tiết, đầy đủ
Hồ sơ thành lập công ty xây dựng năm 2021

Hiện này, nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng nhiều điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển ngày càng mạnh. Chính vì vậy, dưới tác động của quan hệ cung cầu thị trường, các công ty xây dựng nối tiếp nhau ra đời dưới nhiều loại hình công ty khác nhau, vì thế mà hồ sơ thành lập công ty xây dựng đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Trên cơ sở đó, luật Việt Mỹ sẽ đưa ra những giấy tờ cần có một một bộ hồ sơ thành lập công ty xây dựng thông qua bài viết dưới đây.

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng trong năm 2022

Nếu bạn xây dựng theo loại hình công ty TNHH 

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng đối với loại hình công ty TNHH  bao gồm:

  • Điều lệ của công ty TNHH bao gồm các nội dung chủ yếu về tên, trụ sở, chủ sở hữu của công ty, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, vốn điều lệ, các quy định về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty TNHH.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền của công ty TNHH khi công ty ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động đăng ký thành lập công ty xây dựng.
  • Bản sao công chứng CMND,CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên trong công ty TNHH, giấy tờ của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và người được công ty ủy quyền nộp hồ sơ. Các giấy tờ này được công chứng trong thời hạn không quá 06 tháng.

Như vậy, để hồ sơ thành lập công ty xây dựng đối với loại hình công ty TNHH thì cần có đủ các loại giấy tờ trên

Hồ sơ thành lập dưới loại hình công ty cổ phần

  • Điều lệ công ty cổ phần bao gồm một số nội dung chỉ yếu như tên, trụ sở của công ty, danh sách các cổ đông của công ty, vốn điều lệ của công ty, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty, các phương thức huy động vốn của công ty,…
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của công ty xây dựng dưới loại hình công ty cổ phần được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty xây dựng.
  • Giấy ủy quyền có một cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp cho công ty cổ phần nếu như công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao công chứng một trong các giấy tờ nhân thân như CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên trong công ty, người đại diện theo pháp luật và người được công ty cổ phần ủy quyền nộp hồ sơ. Các giấy tờ này có thời hạn công chứng không quá 06 tháng.

Như vậy, để hồ sơ thành lập công ty xây dựng đối với loại hình công ty cổ phần thì cần có đủ các loại giấy tờ trên

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng theo loại hình công ty hợp danh

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng dưới loại hình công ty hợp danh bao gồm các giấy tờ sau:

  • Điều lệ công ty hợp danh cũng như điều lệ của các công ty khác về các tiêu chí như tên, trụ sở của công ty hợp doanh, danh sách các thành viên của công ty hợp danh, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty hợp danh, cách thức phân chia lợi nhuận,…
  • Giấy đề nghị của chủ thể kinh doanh về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty hợp danh gửi lên sở kế hoạch và đầu tư.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp không phải đại diện pháp luật của công ty.
  • Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý như: CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ cho công ty. Các giấy tờ này có thời hạn không quá 06 tháng.

Như vậy, để hồ sơ thành lập công ty xây dựng đối với loại hình công ty hợp danh thì cần có đủ các loại giấy tờ trên

Trên đây là những hồ sơ thành lập công ty xây dựng cần thiết đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Để hiểu rõ hơn về từng loại hình doanh nghiệp giúp công ty xây dựng có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả, phù hợp thì luật Việt Mỹ xin chưa ra những ưu điểm và nhược điểm khi thành lập loại hình doanh nghiệp

Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn 

Ưu điểm

Chính vì Công ty TNHH có tư cách pháp nhân nên  tài sản công ty và tài sản của chủ sở hữu công ty có sự tách biệt một cách rõ ràng. Vì vậy, các thành viên trong công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà mình đã góp vào doanh nghiệp. Điều này, sẽ làm hạn chế được những rủi ro về việc chịu trách nhiệm về những tài sản của các thành viên góp vốn khi đầu tư vào công ty TNHH.

Do số lượng thành viên có sự hạn chế nhất định. Chính vì vậy mà việc quản lý và điều hành công ty TNHH không quá phức tạp như loại hình công ty cổ phần. Thông thường các thành viên trong công ty TNHH đều là những người có mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau, đồng thời loại hình công ty TNHH có những thuận lợi nhất định trong việc quản lý số lượng thành viên thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp. Trong trường hợp thành viên công ty TNHH muốn thoái vốn, muốn rút phần vốn đã đầu tư vào công ty thì các thành viên còn lại của công ty có quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 30 ngày, nếu như không có thành viên nào trong công ty mua lại phần vốn góp này thì người muốn chuyển nhượng phần vốn góp mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác bên ngoài công ty. Đây là quyền lợi rất lớn dành cho các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vì sẽ hạn chế tối đa khả năng thâu tóm công ty của các thế lực bên ngoài, đây cũng chính là ưu điểm của công ty TNHH so với loại hình công ty khác.

Nhược điểm

Do tài sản công ty TNHH hoàn toàn tách biệt với tài sản thành viên đầu tư nên niềm tin của khách hàng và đối tác dành cho doanh nghiệp cũng có những  giới hạn nhất định. Việc huy động vốn thông qua hình thức vay ngân hàng cũng có những hạn chế, ngân hàng chỉ có thể cho công ty TNHH vay khoản tiền nhỏ hơn giá trị thực của công ty TNHH nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình cho công ty vay đồng thời cũng đảm bảo được khả năng thu hồi khoản tiền cho vay.

Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành thì  công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Chính vì vậy, việc huy động vốn đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong trường hợp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như giải quyết khó khăn về tài chính.

Công ty cổ phần

Ưu điểm

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên sẽ hạn chế được những rủi ro về tài sản cho các cổ đông khi góp vốn đầu tư vào công ty. Theo đó, cổ công chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty cổ phần.

Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là rất lớn bởi pháp luật quy định cho công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán. Với tiềm lực kinh tế mạnh thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề của loại hình công ty này trở nên rất dễ dàng, giúp cho các nhà đầu tư sinh lời một cách nhanh chóng khi đầu tư vào loại hình công ty này.

Đồng thời, loại hình công ty cổ phần cũng không bị giới hạn bởi số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Hơn nữa việc mua bán hay chuyển nhượng phần vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ phần cũng rất dễ dàng. không phải thông qua các thành viên của công ty cổ phần. Vì vậy mà phạm vi đối tượng gia nhập vào công ty cổ phần là rất rộng, bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức.

Nhược điểm

Vì không có giới hạn về số lượng cổ đông của công ty cổ phần nên việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp trong trường hợp số lượng cổ đông của công ty cổ phần quá lớn. Mặt khác, mối quan hệ giữa các cổ đông trong công ty cổ phần rất hạn chế, có rất nhiều cổ đông không hề biết mặt nhau, dễ xuất hiện hiện tượng chia rẽ thành nhiều nhóm cổ đông trong nội bộ doanh nghiệp cổ phần. Họ có rất nhiều mâu thuẫn với nhau về lợi ích từ công ty. Chính sự chia rẽ này sẽ là nguyên nhân gây mất đoàn kết, từ đó sẽ làm kìm hãm sự phát triển chung của công ty.

Việc thành lập công ty cùng với đó là việc quản lý công ty cổ phần không chỉ tốn kém về mặt chi phí mà còn rất phức tạp so với các loại hình công ty khác một mặt bởi sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định pháp luật doanh nghiệp. Đặc biệt về vấn đề về kế toán, và thuế của công ty cổ phần.

Chính vì việc quá dễ dàng, không có sự ràng buộc về việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông nên khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cổ phần bị hạn chế khi phải công khai báo cáo tài chính với các cổ đông trong công ty

Quyền của những người điều hành trong công ty cổ phần cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Không được toàn quyền quyết định khi phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông.

Công ty hợp danh

Ưu điểm

Công ty hợp danh là loại hình công ty có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của các thành viên trong công ty hợp danh. Dù tách biệt về tài sản nhưng trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với công ty vẫn là vô hạn.

So với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh kết hợp được uy tín đối với khách hàng hơn bởi trách nhiệm vô hạn của các thành viên đôi với công ty từ đó dễ dàng tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng.

Do không bị giới hạn về số lượng thành viên nên đây là một trong những lợi thế về việc huy động vốn thông qua hình thức kêu gọi sự gia nhập của các thành viên mới.

Nhược điểm

Do tài sản công ty hợp danh cũng tách biệt với tài sản cá nhân nên niềm tin với khách hàng và đối tác cũng bị giới hạn dù trách nhiệm của họ là vô hạn. Ngân hàng chỉ có thể cho vay khoản tiền nhỏ hơn giá trị thực của công ty tnhh nhằm hạn chế rủi ro.

Về hình thức huy động vốn thì đối với loại hình doanh nghiệp này cũng có những hạn chế nhất định khi pháp luật không cho phép công ty tnhh phát hành cổ phiếu so với công ty cổ phần.

Quý khách tại Vũng Tàu đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty xây dựng giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín hay đăng ký hộ kinh doanh nhanh – chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.