Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
Điều kiện thành lập công ty chế xuất

Công ty chế xuất hiện nay đang được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ưa chuộng và lựa chọn làm hình thức tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thì đây là một loại hình tương đối phức tạp vì thường có xen kẽ các tổ chức kinh tế nước ngoài. Bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ sẽ hướng dẫn quý khách hàng về các điều kiện thành lập công ty chế xuất cũng như các ưu đãi mà khách hàng sẽ được hưởng khi lựa chọn loại hình này.

Doanh nghiệp chế xuất là gì ?

Trước khi tìm hiểu về điều kiện thành lập công ty chế xuất thì chúng ta phải nắm được kiến thức cơ bản về loại hình công ty này. Chúng ta thường biết doanh nghiệp chế xuất qua từ ngữ chuyên ngành tiếng anh viết tắt của nó là Doanh nghiệp EPE (Tên đầy đủ tiếng anh là Export Processing Enterprise ), hay còn được hiểu là doanh nghiệp được tiến hành thành lập và hoạt động trong khu chế xuất. Hoặc doanh nghiệp chuyên tiến hành kinh doanh sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp EPE thường được nằm trong các khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài. Theo các quy định hiện hành áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì đối với loại hình này sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định.

Sau khi đã hiểu thế nào là doanh nghiệp công ty chế xuất thì hãy cùng Luật Việt Mỹ đi tìm hiểu các điều kiện thành lập công ty chế xuất dưới đây.

Điều kiện thành lập công ty chế xuất

Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, điều kiện thành lập công ty chế xuất bao gồm:

  • Doanh nghiệp kinh doanh chế xuất được phép tiến hành kinh doanh hàng hóa. Đối với các hoạt động liên quan trực tiếp đến vấn mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì phải mở sổ kế toán thu nhập riêng. Đây là một trong những điều kiện thành lập công ty chế xuất quan trọng mà bất kỳ cá nhân tổ chức kinh doanh nào cũng phải đáp ứng.
  • Tất cả các thành phẩm của công ty chế xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
  • Các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải có ngăn cách khu vực chứa hàng hóa với khu vực chứa hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất. Hoặc thành lập các chi nhánh riêng bên ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này. Đâu là cũng một điều kiện thành lập công ty chế xuất khi tiến hành thủ tục khách hàng phải chú ý.
  • Doanh nghiệp công ty chế xuất phải đảm bảo các điều kiện về vấn đề kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng.
  • Việc chấp thuận tiến hành thành lập doanh nghiệp chế xuất phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Bên cạnh điều kiện thành lập công ty chế xuất thì nhiều người còn quan tâm đến thủ tục thành lập loại hình này. Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được phép thành lập doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp riêng biệt. Nó chỉ là một cái tên, dùng để chỉ vị trí của doanh nghiệp và bản chất của doanh nghiệp. Đó là loại hình kinh doanh chuyển sản xuất sang xuất khẩu.

Do đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như đối với các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, khi tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Bạn cần tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà bạn cần. Ví dụ như thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, thủ tục thành lập công ty cổ phần …

Dưới đây là thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cơ bản gồm các bước như sau :

Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong trường hợp quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau:

  • Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, chuyển nhượng; dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trường hợp sau đây, nhà đầu tư phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn thành lập có chiếm trên 51% vốn đăng ký hoặc phần lớn các thành viên hợp danh của công ty là cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế là doanh nghiệp hợp danh;
  • Các tổ chức kinh tế nêu trên khi tiến hành nắm giữ trên 51% vốn đăng ký;
  • Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế hợp pháp có quy định nêu trên nắm giữ trên 51% vốn đăng ký.

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đáp ứng các điều kiện thành lập công ty chế xuất và có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải tiến hành thủ tục thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục ngoài ra còn phải trả phí theo quy định.

Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi đã đáp ứng điều kiện thành lập công ty chế xuất và có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như đã tiến hành đăng bố cáo các thông tin cần thiết về thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau đó phải tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Doanh nghiệp công ty chế xuất sẽ tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong vấn đề giao dịch nhưng phải trong phạm vi pháp luật cho phép.

Thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam được hưởng ưu đãi gì?

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Theo quy định tại Điều 19 Khoản 4 Thông tư 78/2014 / TT-BTC. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong thời hạn 10 năm (dự án đầu tư mới bắt đầu từ ngày 01/01/2016). 
  • Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 151/2014 / TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế trong hai năm đầu. Và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo. Trừ các doanh nghiệp chế xuất đóng trên địa bàn nội thành của đô thị đặc biệt. Thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm thành phố trực thuộc tỉnh.

Tiền sử dụng đất được ưu đãi

Theo điểm b Điều 19, Điều 3 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp chế xuất năm 2007. Như vậy có thể thấy thì bên cạnh ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, sau khi đáp ứng điều kiện thành lập công ty chế xuất và thành lập hợp pháp thì chủ sở hữu của loại hình này sẽ được miễn thuế sử dụng đất.

Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu

Theo “Luật thuế xuất khẩu”, “Luật thuế nhập khẩu năm 2005” và “Luật thuế xuất khẩu”. Trong năm 2021, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với quan hệ thương mại giữa khu chế xuất với nước ngoài. Như vậy công ty chế xuất sẽ không phải nộp loại thuế này.

Quý khách hàng trên TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.