Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói chỉ 700k toàn quốc
Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay do nhu cầu thành lập hộ kinh doanh của người dân ngày càng nhiều, do đó các công ty dịch vụ cũng ngày càng phát triển với nhiều mức chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể khác nhau với các chất lượng khác nhau. Bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ chỉ ra những vấn đề cần thiết trong hồ sơ thủ tục cũng như chi phí để khách hàng có thể đưa ra lựa chọn sao cho hợp lý.

Hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật hiện hành

Trước khi đi xem các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể hiện nay là bao nhiêu thì phải xem xét đến khái niệm cũng như đặc điểm của loại hình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là loại hình kinh doanh này được thực hiện đăng ký bởi cá nhân đủ điều kiện là công dân Việt Nam hoặc các thành viên hộ gia đình hiện đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, được tiến hành nộp tại Cơ quan đăng ký thành lập hộ kinh doanh cấp quận/huyện và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cũng như của toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình đối với hoạt động  sản xuất và kinh doanh. 

Hộ kinh doanh theo pháp luật cũ thì cá thể chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động và chỉ được hoạt động  duy nhất trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên đến nghị định 01/2020/NĐ-CP thì đã bãi bỏ quy định này, hộ kinh doanh hiện nay đã được hoạt động trên nhiều địa điểm khác nhau và cũng không còn giới hạn số lao động tối đa.

Những ai đủ tiêu chuẩn đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Trước khi đi tìm hiểu về chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì chúng ta phải xem xét cụ thể những người đủ tiêu chuẩn để có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Theo đó pháp luật quy định hiện hành thì các đối tượng đủ tiêu chuẩn phải lá nhân là công dân mang quốc tịch Việt Nam đủ tuổi thành niên là 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, đối với trường hợp này thì chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ giảm được phần nào vì nhiều người cùng góp vốn.

Những người đang đứng tên để tiến hành thành lập hộ kinh doanh cá thể rồi thì không thể tiếp tục đứng tên thành lập hộ kinh doanh cá thể thứ 2. Hoặc đang đứng tên là chủ sở hữu thành lập doanh nghiệp tư nhân rồi thì cũng sẽ không được tiến hành thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Ai không cần tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Bên cạnh các trường hợp phải thực hiện việc đăng ký và mất các khoản chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì pháp luật hiện nay còn quy định một số trường hợp không cần phải tiến hành thủ tục này. Theo đó thì các đối tượng này là, hộ gia đình sản xuất trong các lĩnh vực mà thu nhập thấp, không ổn định như nông, lâm, ngư nghiệp, trong hoạt động làm muối và những người kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định như bán hàng rong, bán các loại quà vặt, buôn chuyến, hoặc lĩnh vực kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập tương đối thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từng khu vực sẽ quy định mức thu nhập thấp để áp dụng sao cho phù hợp trên phạm vi địa phương của mình.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở đâu?

Vậy các đối tượng phải thực hiện đăng ký và chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể tiến hành nộp hồ sơ ở đâu? Hộ kinh doanh cá thể như đã nói ở trên thì được hiểu đơn giản là việc tiến hành thành lập theo mô hình trong đó chỉ do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình phải là công dân Việt Nam đứng ra làm chủ sở hữu.

Khác với hoạt động của các doanh nghiệp khác như các loại hình công ty hay doanh nghiệp tư nhân thì hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu và chỉ phải chịu trách nhiệm vô hạn giống doanh nghiệp tư nhân, tức là bằng các tài sản của mình hiện có đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân, gia đình.

Hiện nay để thực hiện tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể thì khách hàng có  sẽ phải chuẩn bị hồ sơ trong đó có gửi giấy đề nghị về việc tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan nhà nước về vấn đề đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mà hộ kinh doanh cá thể đặt địa điểm kinh doanh mà mình dự tính hoạt động sản xuất, lấy đó làm trụ sở.

Các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể phải nộp cho cơ quan nhà nước

Hiện nay chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể mà khách hàng sẽ phải nộp bao gồm các chi phí sau đây:

  • Lệ phí về việc tiến hành đăng ký thành lập kinh doanh hộ cá thể. Đây là một trong các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể quan trọng mà ai khi thực hiện thủ tục này cũng phải đóng.
  • Các chi phí về công chứng giấy tờ tài liệu hồ sơ tại văn phòng công chứng tùy thuộc vào ngành nghề mà hộ kinh doanh thực hiện. Như vậy đối với chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể này thì có thể có hoặc không, nhưng thường thì các hộ kinh doanh sẽ mất phí đi công chứng giấy tờ cá nhân của ban thân.

Trong trường hợp khách hàng bận hoặc có các khó khăn về thời gian đi lại mà phải thuê dịch vụ bên ngoài thì phải trả thêm các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể sau đây:

  • Phí dịch vụ cho công ty về việc tiến hành soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký HKD cá thể;
  • Phí dịch vụ gửi đưa hồ sơ trình khách hàng ký kết vào hồ sơ;
  • Phí dịch vụ đi lại về việc nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ thành lập HKD cá thể;
  • Phí dịch vụ về việc tiến hành đi lại nhận kết quả cũng như bàn giao giấy phép kinh doanh;
  • Phí dịch vụ công chứng ủy quyền cho công ty dịch vụ thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước.

Lưu ý: Mặc dù chúng tôi có liệt kê rất nhiều chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể ở trên nhưng những chi phí này không quá lớn, hiện nay thường giao động từ 500.000 đồng – 1.500.000 đồng tùy vào thời gian mong muốn cũng như độ phức tạp của hồ sơ. Nhưng Luật Việt Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng ở những nơi mà giá thành quá rẻ, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ, chậm trễ trong việc tiến hành khởi nghiệp của quý khách.

Các loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Ngoài vấn đề về chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cá nhân chủ sở hữu còn thường quan tâm đến các loại thuế. Hiện này thì có 3 loại thuế mà chủ hộ kinh doanh phải thực hiện nộp theo quy định của pháp luật hiện hành là: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và cuối cùng thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế phí này được nộp căn cứ vào doanh thu hộ kinh doanh cá thể hàng năm. Ngoài ra, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thêm các loại thuế như thuế về bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh sản xuất hàng hóa thuộc các đối tượng phải chịu các loại thuế này theo quy định của pháp luật. 

Lệ phí môn bài

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 do chính phủ ban hành thì mức lệ phí môn bài đối với trường hợp là cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm thu được của hộ kinh doanh cá thể đó, bao gồm 3 mức như sau:

Trường hợp

Mức thuế phải nộp

Doanh thu đạt từ 100 triệu/ năm trở xuống

Miễn thuế

Hộ kinh doanh thực hiện sản xuất muối

Cá nhân/ hộ gia đình/ nhóm sản xuất, kinh doanh nhưng không thường xuyên, cũng như  không có địa điểm cố định

Tổ chức/ cá nhân/ nhóm/ hộ gia đình sản xuất về lĩnh vực nông nghiệp như nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá.

Miễn thuế

Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Thuế giá trị gia tăng

Theo pháp luật hiện hành thì thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể sẽ tính phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu của hộ kinh doanh trong từng lĩnh vực, ngành, nghề cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ:

  • Kinh doanh lĩnh vực Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu về nguyên vật liệu: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, cũng như các dịch vụ có gắn với hàng hoá, tiến hành xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
  • Hoạt động sản xuất và kinh doanh khác: 2%.

Thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân có sản xuất kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải thực hiện việc nộp thuế TNCN.

Trường hợp còn lại, cá nhân sản xuất kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu đối với theo từng lĩnh vực, cũng như ngành nghề kinh doanh (theo phương pháp khoán):

  •  Hoạt động dựa trên ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%
  • Dịch vụ, xây dựng nhưng không bao thầu các nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, kinh doanh sản xuất đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý về việc bán hàng đa cấp: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, cũng như cung cấp các dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
  • Hoạt động sản xuất và kinh doanh khác: 1%.

Như vậy, ngoài chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể ban đầu thì khi đi vào sản xuất kinh doanh hộ kinh doanh của bạn sẽ phải tiến hành nộp các loại thuế trong đó nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được dựa vào thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài được tính theo năm, doanh thu của hộ kinh doanh cá thể của bạn từ 150-200 triệu/năm thì lệ phí môn bài bạn sẽ đóng là 300.000 đồng/năm theo thông tư số 302/2016/TT-BTC.

Danh mục ngành nghề cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Sau khi tìm được đáp án của vấn đề các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì khách hàng còn phải chú ý đến các điều kiện khi tiến hành thành lập hộ kinh doanh đặc biệt là các ngành nghề có điều kiện.

Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:

  • Kinh doanh các vấn đề liên quan đến dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh về dịch vụ các hoạt động như khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ liên quan đến lĩnh vực thú y và kinh doanh thuốc thú y;
  • Kinh doanh thiết kế và tiến hành quy hoạch xây dựng, khảo sát các công trình xây dựng, thiết kế xây dựng các công trình, giám sát hoạt động thi công xây dựng;
  • Kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ về việc môi giới chứng khoán;
  • Sản xuất, tiến hành gia công, sang chai, cũng như đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
  • Kinh doanh dịch vụ về hoạt động xông hơi khử trùng;
  • Thiết kế các loại phương tiện vận tải;
  • Mua bán về di vật, cổ vật, cũng như bảo vật quốc gia;
  • Kinh doanh về dịch vụ các hoạt động liên quan đến kế toán;

Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp GCN ĐKKD:

  • Công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
  • Dịch vụ về nhà trọ hay còn gọi là nhà cho thuê;
  • Dịch vụ liên quan đến hoạt động Internet;
  • Dịch vụ kinh doanh Karaoke;
  • Kinh doanh về vấn đề khí đốt hoá lỏng.

Như vậy khi tiến hành thành lập thì ngoài việc phải quan tâm đến các chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể thì khách hàng còn phải chú ý đến các điều kiện thành lập như chủ thể, vốn, ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như cả tên của hộ kinh doanh đó.

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị làm giấy phép kinh doanh trọn gói, thành lập công ty uy tínchuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

5/5 - (30 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.