Tư vấn dịch vụ trong nước
Thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói

Những năm gần đây do tình hình dịch bệnh, nên nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể ngày càng được nhiều người lựa chọn hơn. Hộ kinh doanh là một loại hình nhỏ gọn, thủ tục pháp lý cũng tương đối dễ dàng, không những thế đây là loại hình có quy mô nhỏ nhất, phù hợp với những gia đình làm ăn nhỏ lẻ. Bài viết dưới đây Luật Việt Mỹ chỉ ra những thông tin cơ bản để dành cho những khác đang quan tâm về loại hình này.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: “Hộ kinh doanh hiện nay được do một cá nhân hoặc các thành viên hộ trong cùng một gia đình tiến hành đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.”

Đối với trường hợp các thành viên trong cùng một hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải tiến hành ủy quyền cho một thành viên của gia đình làm đại diện hộ kinh doanh cá thể. Cá nhân khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh cá thể là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể hiện nay không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức hoạt động kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, tuy nhiên việc thành lập hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Khi thành lập hộ kinh doanh do không có sự tách bạch tài sản nên sẽ không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc trường hợp là cá nhân, nhưng các thành viên của một hộ kinh doanh đều phải là người mang quốc tịch Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh cá thể được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải tiến  hành đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính cho tổ chức kinh tế của mình;
  • Hộ kinh doanh cá thể hiện nay không còn bị giới hạn về  việc thuê cũng như sử dụng lao động
  • Hộ kinh doanh cá thể cũng có thể thuê người quản lý có kinh nghiệm chuyên môn hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải nộp tiến hành nộp các loại thuế sau cho cơ quan nhà nước: Thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh, Thuế thu nhập cá nhân và Lệ phí môn bài.
  • Hộ kinh doanh ngoài ra thì không được phép sử dụng hoá đơn đỏ giống như các loại hình doanh nghiệp (hóa đơn VAT).

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia

  • Chủ hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện các nghĩa vụ về vấn đề nộp thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu thực hiện giải quyết vụ việc dân sự, là người đương sự mang các vị trí như nguyên đơn, bị đơn, cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước các cơ quan tố tụng và thi hành án như Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh cá thể có thể trực tiếp quản lý hoặc tiến hành thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của mình. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên trong hộ gia đình tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên khác của hộ gia đình tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sản xuất mua bán kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác tương đương theo quy định chuyên ngành của pháp luật.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể chỉ được cấp cho hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký thành lập kinh doanh cá thể hiện nay không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh phải được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2020/NĐ-CP, cụ thể:
    • Tên của hộ kinh doanh bao gồm ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng theo nhu cầu mong muốn của hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh cá thể phải được viết bằng các chữ cái trong hệ thống bảng chữ cái của tiếng Việt, các chữ khác trong hệ latinh như F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
    • Không được sử dụng những từ ngữ, hoặc sử dụng các ký hiệu có dấu hiệu về vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng như đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam để đặt tên riêng khi thành lập hộ kinh doanh.
    • Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng các cụm từ có chứa loại hình doanh nghiệp như chứa từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên  cho hộ kinh doanh của mình.
    • Tên riêng hộ kinh doanh cũng không được trùng với tên riêng của một hộ kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước đó trong phạm vi cấp huyện.
  • Có hồ sơ tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hợp lệ;
  • Nộp đầy đủ  phí và lệ phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật

Trước hết là về hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Giấy đề nghị thực hiện việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải gồm những thông tin sau đây:

  • Tên của hộ kinh doanh cá thể dự định đặt phái đáp ứng điều kiện bên trên, địa chỉ địa điểm trụ sở chính của hộ kinh doanh; số điện thoại, cũng như thông tin về số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Số vốn tiến hành kinh doanh;
  • Số lao động dự kiến sử dụng lao động và thuê;
  •  
  • Bản sao CMND hoặc có thể sử dụng thẻ căn cước công dân của các cá nhân tiến hành tham gia thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm của các cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp hộ kinh doanh được một nhóm cá nhân tiến hành thành lập.
  • Hợp đồng về việc thuê nhà hoặc hợp đồng về việc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ tiến hành thành lập hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không tiến hành thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
  • 02 bản sao y công chứng một trong các loại giấy tờ như CMND hoặc có thể CCCD của chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình cùng tiến hành góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các chứng chỉ liên quan đến bằng cấp đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (sao y công chứng).

Số lượng hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ.

Thẩm quyền về việc tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận

Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể có ý định  đặt trụ sở chính.

Quy trình, trình tự và thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc trường hợp có thể người đại diện hộ gia đình tiến hành gửi hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm  trụ sở chính của hộ kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền về việc tiến hành đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận về việc đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan này nhận được hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh mà hộ kinh doanh đăng ký không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh cá thể dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
  • Các thông tin được ghi đầy đủ chính xác.

Trường hợp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung bị sai sót cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thực hiện việc thành lập hộ kinh doanh.

Chi phí trọn gói để thành lập hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?

Hiện tại, giá dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói từ A – Z là 1.200.000đ trong đó chúng trôi sẽ làm những gì cho bạn:

  • Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể;

  • Phí dịch vụ soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể;

  • Phí dịch vụ trình khách hàng ký hồ sơ;

  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;

  • Phí dịch vụ nhận kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh;

  • Phí dịch vụ công chứng ủy quyền cho Việt Mỹ thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước.

Note: Khi có kết quả chúng tôi sẽ giao miễn phí tận nơi cho bạn

Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Mỗi người chỉ được quyền tiến hành thành lập 01 hộ kinh doanh cá thể xét trên phạm vi toàn quốc. Nếu đã từng thành lập hộ kinh doanh mà không thực hiện đúng thủ tục đóng cửa dù đã không còn hoạt động thì cũng cũng không thể thành lập hộ kinh doanh mới. Do tính chất pháp lý đặc thù của hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, hoặc cũng không được thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Tuy nhiên, nếu chủ hộ kinh doanh có nhu cầu thành lập song song công ty TNHH hoặc thành lập loại hình công ty cổ phần bên cạnh hoạt động của hộ kinh doanh thì không hạn chế.

Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác làm ăn cần phải cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể;

Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là thực hiện kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu hoạt động sản kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ, dành cho cá nhân, dịch vụ ăn uống….

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản mà mình có theo pháp luật dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đây là hạn chế của hộ cá thể so với loại hình công ty TNHH và loại hình Công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh;

Địa điểm tiến hành sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh:  Một hộ kinh doanh có thể tiến hành hoạt động động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn và đăng ký lựa chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở cho hộ kinh doanh cá thể của mình và phải thực hiện việc thông báo cho Cơ quan quản lý về vấn đề thuế, cơ quan quản lý về vấn đề thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại của mình.

Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập loại hình doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại cơ quan nhà nước là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chuyển đổi từ loại hình hộ kinh doanh sang loại hình công ty tnhh hoặc công ty cổ phần sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở theo từng loại hình doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hoạt động thành lập hộ kinh doanh cá thể do Luật Việt Mỹ giới thiệu và chia sẻ đến quý khách hàng. Đây là một loại hình tương đối đơn giản nhưng không phải ai cũng có thời tìm hiểu cũng như đi lại làm hồ sơ, giấy tờ. Trong trường hợp đó bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Luật Việt Mỹ để chúng tôi hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết nhất có thể.

ketoanvietmy.vn

5/5 - (7 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.