Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty tnhh năm 2021

Công ty tnhh hiện nay được coi là một trong những loại hình được ưu tiên sử dụng hơn cả với nhiều đặc điểm nổi trội. Theo đó khi tiến hành khởi nghiệp có rất nhiều người lựa chọn mô hình này. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể nắm rõ những vấn đề cần phải chuẩn bị khi thành lập công ty tnhh cũng như hồ sơ thủ tục thành lập công ty tnhh theo quy định của pháp luật. Nếu như bạn cũng gặp khó khăn trong vấn đề đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ để hiểu hơn vấn đề này.

Công Ty TNHH hiện nay được hiểu là gì?

Công ty TNHH theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành được hiểu là loại một trong những loại hình công ty, điểm khác biệt với công ty khác là nó có thể do 1 cá nhân/tổ chức hoặc có thể do nhiều cá nhân/tổ chức (nhưng không được quá 50) tiến hành tham gia góp vốn cùng nhau tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH. Ngoài ra vì cũng là một loại hình công ty, nên Công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo quy định của luật dân sự ngay sau khi được cơ quan nhà nước về quản lý đăng ký tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH chính là là tên viết tắt của cụm từ Công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định. Đây không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với những người kinh doanh sản xuất và với mọi người dân, bởi hàng ngày thực tế trên các phương tiện quảng cáo truyền thông đại chúng vẫn đưa các tin liên tục có đọc tên về các loại hình công ty này khi đưa tin về về tình hình kinh tế của Việt Nam có liên quan đến loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Thế nhưng, chắc hẳn trên thực tế thì nhiều người vẫn chưa biết chính xác công ty trách nhiệm hữu hạn được hiểu là và đặc điểm của nó là gì? Với lý do đó, trước khi tiến hành tìm hiểu thủ tục lập công ty tnhh và các hồ sơ, cũng như các vấn đề cần phải có, Luật Việt Mỹ sẽ dành mục đầu tiên để giúp quý khách hàng hiểu đúng hơn về định nghĩa theo quy định của pháp luật công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trong phần Giải thích từ ngữ của Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2020, chỉ đề cập đến Công ty TNHH gồm hai loại hình là Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Như vậy có thể hiểu, hiện nay Công ty TNHH có hai loại hình riêng biệt và mỗi loại hình sẽ có những định nghĩa cũng như đặc điểm là khác nhau. Cho nên, cách tốt nhất để trả lời cho câu hỏi công ty trách nhiệm hữu hạn được hiểu là gì? quý khách hàng hãy cùng Luật Việt Mỹ đi phân tích rõ ràng 2 loại hình doanh nghiệp này với các thông tin ở vấn đề tiếp theo.

Phân biệt Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đặc điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn với 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên

Chủ sở hữu của công ty

Có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân

Có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân

Số lượng thành viên tham gia góp vốn vào công ty

Tối đa một thành viên tham gia góp vốn đồng thời theo quy định cũng là chủ sở hữu của công ty 

Tối thiểu 2 thành viên tham gia và theo quy định thì chỉ được tối đa 50 thành viên tham gia góp vốn

Đối tượng chịu trách nhiệm về khoản nợ và tài sản công ty cũng như các vấn đề trong kinh doanh sản xuất

Chủ sở hữu đồng thời là người góp vốn duy nhất của công ty

Các thành viên tiến hành tham gia góp vốn (trừ một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật)

Quyền tiến hành phát hành cổ phiếu

Không

Không

Tư cách pháp nhân của công ty

Có (Tính từ ngày được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Có (Tính từ ngày được cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Với những thông tin trên, chắc chắn quý khách hàng cũng đã phần nào biết về đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là gì? Nhìn chung, hai loại hình công ty này vì đều thuộc công ty tnhh nên tương đối giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất của hai loại hình này chính là số lượng thành viên góp vốn. Chính vì vậy khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tnhh thì đây cũng là vấn đề mà chủ sở hữu công ty quan tâm và chú ý.

Cơ cấu tổ chức khi tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH

Khi có ý định tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH, mọi người đều thắc mắc không biết theo quy định hiện hành thì cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn quy định như thế nào? Do vậy, chúng tôi sẽ dành riêng mục này để cùng quý khách hàng làm rõ vấn đề trên trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tnhh. Tùy thuộc vào loại hình công ty TNHH một hay hai thành viên mà quý khách hàng lựa chọn mà pháp luật có những cơ cấu tổ chức khác nhau.

Cơ cấu tổ chức khi tiến hành thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Trường hợp chủ sở hữu của công ty là tổ chức, quý khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau đây:

  • Chủ tịch, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và có cơ quan Kiểm soát viên.
  • Hội đồng thành viên của công ty, Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành công ty và Kiểm soát viên

Trường hợp chủ sở hữu của công ty là cá nhân: Chủ tịch của công ty – Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) tiến hành điều hành quản lý.

Cơ cấu tổ chức khi tiến hành thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Trường hợp có dưới 11 thành viên tham gia góp vốn vào công ty: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên tham gia góp vốn – Chủ tịch đưa ra quyết định quan trọng– Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) điều hành quản lý công ty.
  • Trường hợp công ty có từ 11 thành viên tham gia góp vốn trở lên: Hội đồng thành viên của công ty – Chủ tịch – Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) điều hành quản lý – Ban kiểm soát thực hiện giám sát công ty.

Lưu ý: Trường hợp dưới 11 thành viên góp vốn, quý khách hàng vẫn có thể tiến hành thành lập lập Ban kiểm soát. Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính cũng như vấn đề quản lý của Công ty.

Thủ tục Thành lập Công ty TNHH năm 2021 như thế nào?

Thủ tục Thành lập công ty TNHH sẽ thực hiện qua các 6 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty tnhh

Thành viên tham gia góp vốn cần chuẩn bị các thông tin cho việc thủ tục thành lập Công ty TNHH bao gồm thông tin tiến hành thành lập công ty như tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty tnhh, vốn góp, thành viên….vv và giấy tờ cá nhân của các thành viên.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay việc nộp hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH có hai cách:

(i) Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nhà nước thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố

(ii) Nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến của quốc gia.

Lưu ý: Theo quy định hiện tại việc nộp hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty tại các thành phố lớn chỉ áp dụng hình thức nộp online (trực tuyến) thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty TNHH

Sau khi tiếp nhận, cơ quan nhà nước về quản lý đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ của quý khách hàng chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản giấy hoặc văn bản pdf cho người tiến hành thủ tục thành lập công ty tnhh trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty và tiến hành khắc dấu.

Thành viên hoặc người được ủy quyền tiến hành thủ tục thành lập công ty tnhh sau khi nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư sẽ tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty TNHH sau khi hồ sơ được cơ quan nhà nước chấp nhận hợp lệ trực tuyến.

Sau đó, cần tiến hành thủ tục tiến hành khắc con dấu cho công ty, hiện nay pháp luật quy định công ty tự đưa ra về mẫu mã và số lượng của con dấu cho công ty.

Trên đây là các bước tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH mà mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần phải nắm rõ. Kể cả trong trường hợp có sử dụng dịch vụ của của Công ty ngoài như Luật Việt Mỹ.

Một số ưu điểm và nhược điểm khi tiến hành thủ tục thành lập Công ty TNHH

(i) Ưu điểm của công ty TNHH:

  • Các thành viên tiến hành tham gia góp vốn và thực hiện thủ tục thành lập Công ty TNHH chủ yếu thường là bạn bè, hoặc người thân, cho nên việc tiến hành điều hành  quản lý trên thực tế không mấy phức tạp
  • Để tiến hành chuyển nhượng vốn góp, các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH với trường hợp công ty tnhh 2 thành viên sẽ phải tiến hành chào bán trong nội bộ của công ty trước. Sau đó nếu các thành viên không mua lại mới được bán ra bên ngoài. Điều này tuy có phần phức tạp nhưng ưu điểm sẽ là độ bảo mật cho các thông tin của công ty cao.
  • Các thành viên góp vốn của Công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ  tài sản khác dựa trên các cam kết về số vốn góp trong điều lệ.

(ii) Nhược điểm của loại hình Công ty TNHH

Câu hỏi mà chúng tôi nhận được thường xuyên từ quý khách hàng sau thủ tục thành lập công ty tnhh là Công ty TNHH có được tiến hành phát hành cổ phiếu không? Điều này thể hiện được sự quan tâm rất lớn của cá nhân, tổ chức kinh doanh về vấn đề phát hành cổ phiếu. Nhưng thật đáng tiếc, Công ty TNHH theo quy định hiện hành thì không được quyền phát hành cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc không được tiến hành tham gia thị trường chứng khoán. Đây là điểm hạn chế của loại hình này mà Luật Việt Mỹ nghĩ rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về việc thành lập công ty TNHH.

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

5/5 - (4 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.