Thủ tục giải thể công ty cổ phần trong năm 2023 cần những gì?
Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Hiện nay, nhà nước ta có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nên rất nhiều công ty được thành lập một cách ồ ạt. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường khắc nghiệt khiến cho nhiều công ty phải giải thể. Việc các công ty muốn giải thể có thể do ý chí của doanh nghiệp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải thể công ty cổ phần không dễ dàng như việc thành lập do vậy kế toán Việt Mỹ sẽ hướng dẫn cho quý khách hàng chi tiết về thủ tục giải thể công ty cổ phần như thế nào? các trường hợp, điều kiện cũng như quy trình giải thể công ty cổ phần.

Các trường hợp và điều kiện giải thể công ty cổ phần

Căn cứ khoản 1 điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp giải thể công ty cổ phần có thể chia thành hai trường hợp:

  • Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần
  • Hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không gia hạn
  • Khi không đủ 03 cổ đông mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án

Điều kiện giải thể công ty cổ phần

Căn cứ khoản 2 điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần có thể giải thể khi đáp ứng được các điều kiện sau:bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không có tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Trình tự thủ tục giải thể công ty cổ phần

Nhìn chung trình tự thủ tục công ty cổ phần tự nguyện giải thể với trình tự thủ tục công ty cổ phần  bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án là tương đối giống nhau chỉ khác nhau ở một vài bước đầu. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày điểm khác nhau trong giai đoạn đầu của hai loại giải thể này:

Trường hợp công ty cổ phần tự nguyện giải thể

Đối với trường hợp này dựa trên cơ sở pháp lý điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể của công ty cổ phần

Đầu tiên, cần phẩn tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua nghị quyết, quyết định giải thể. Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các cổ đông về các vấn đề: lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các chi phí phát sinh

Nội dung của nghị quyết, quyết định giải thể được quy định chi tiết tại khoản 1 điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể

Công ty cổ phần phải thông báo quyết định giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp; đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; gửi nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. Trong phương án giải quyết nợ phải ghi rõ thông tin của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ

Đối với trường hợp công ty cổ phần bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án.

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng công ty cổ phần đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 1 điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng công ty đang làm thủ tục giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này

Căn cứ tại khoản 2 điều 209 Luật doanh nghiệp 2014 quy định. Công ty cổ phần phải mở cuộc họp để ra quyết định giải thể trong thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

  • Gửi Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động
  • Đăng quyết định giải thể lên báo nếu pháp luật có yêu cầu
  • Trường hợp công ty còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì giải quyết tương tự bước 2 trường hợp công ty cổ phần tự giải thể

Sau khi thực hiện xong các bước nêu trên thì công ty phải tiến hành tiếp các bước sau để hoàn thành được thủ tục giải thể công ty cổ phần

Bước 3: Thanh lý tài sản và các khoản nợ của công ty.

Trong Luật doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định thứ tự các khoản nợ mà công ty cổ phần cần phải thanh toán cụ thể là khoản 5 điều 208 theo đó cần phải thanh toán các khoản nợ đối với người lao động như lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm y tế, xã hội , bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác đã ký kết trong thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động để người lao động có thể chi trang trải cuộc sống tiếp đó là phải nộp các loại thuế và các khoản nợ khác và cuối cùng sau khi đã thanh toán chi phí giải thể và các khoản nợ, phần còn lại chia cho  các cổ đông công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo khoản 7 điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 thì Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần gửi hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể công ty cổ phần lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không nhận phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản)

 Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Theo điều 210 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ:

  1. Thông báo về giải thể công ty cổ phần (kèm theo quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông)
  2. Báo cáo thanh lý tài sản công ty; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán ( các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, lương và trợ cấp đối với người lao động);
  3. Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu
  4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  5. Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục công bố giải thể

Quý khách hàng trên toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thực hiện dịch vụ giải thể công ty/ giải thể cho nhánh công ty/ giải thể văn phòng đại diện uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.