Tin tức sự kiện
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Hoạt động kinh doanh mang lại rất nhiều lợi nhuận và danh tiếng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành lập doanh nghiệp mà phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Không những thế nếu là viên chức- người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước nên việc hoạt động kinh doanh đối với họ rất khó khăn vì các viên chức phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn các công dân khác. Nhiều người có thắc mắc viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Nếu không được thì họ có thể kinh doanh bằng hình thức nào? Hiểu được điều đó, kế toán Việt Mỹ sẽ tư vấn cho các bạn qua bài viết dưới đây

1. Viên chức là gì?

Theo điều 2 Luật Viên chức 2010 và nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định:

Viên chức là công dân Việt Nam có thể đang sinh sống và làm việc trong nước và nước ngoài. Được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập mà họ đang làm việc theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà pháp luật phân loại viên chức thành các nhóm khác nhau như:

Tiêu chí: Căn cứ theo vị trí, chức trách việc làm

  1. Viên chức giữ chức vụ quản lý: là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí có thời hạn, có trách nhiệm điều hành, tổ chức và thực hiện công việc trong đơn vị sự nghiệp của mình nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp theo quy định.
  2. Viên chức không giữ chức vụ quản lý là những người chỉ thực hiện theo chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng và làm việc theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị công lập.

Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo như trung cấp, cao đẳng, đại học hay thạc sĩ và tiến sĩ.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

2. Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 và luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó có các cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong luật cán bộ, công chức và luật Viên chức.

Như vậy, viên chức không được thành lập công ty với các loại hình sau sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, hay tổ chức nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó viên chức cũng không được làm những việc sau:

  • Viên chức không được tư vấn cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước
  • Không được làm người tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác và những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết
  • Kinh doanh trong lĩnh vực trước đây mình quản lý. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 chỉ cấm viên chức không được kinh doanh các ngành nghề mà trước đây viên chức có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ hoặc hết nhiệm kỳ theo quy định của Chính phủ.
  • Sử dụng thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị trái phép. Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình làm việc để vụ lợi cho bản thân
  • Bản thân viên chức hoặc vợ hay chồng góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý. Cụ thể đó là hành vi viên chức là người đứng đầu hay cấp phó người đứng đầu của cơ quan, vợ hoặc chồng của những người này góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý.
  • Viên chức để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của mình kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi, lĩnh vực mà mình quản lý. Viên chức là người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của mình kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
  • Ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân viên chức. Viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân viên chức
  • Viên chức cho phép doanh nghiệp của người thân của mình tham gia các gói thầu của đơn vị mình
  • Viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của viên chức tham dự các gói thầu của đơn vị mình.

Khi muốn thành lập doanh nghiệp, người có yêu cầu phải nộp phiếu Lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo đó, các cá nhân là viên chức sẽ bị hạn chế khả năng kinh doanh của của mình bằng quy định bắt buộc không được thành lập doanh nghiệp.

3. Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Giám đốc của doanh nghiệp là chức danh nắm vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp có thể được chủ sở hữu thuê dựa trên hợp đồng lao động hoặc chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện chức danh này.

Căn cứ vào điều 14 Luật viên chức quy định các quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc được quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Viên chức được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức và các đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Viên chức được góp vốn nhưng không được tham gia quản lí và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty hợp danh, bệnh viện ,trường học tư và tổ chức khoa học tự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.,
  • Theo Điểm b Khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng cũng quy định rất cụ thể tại về việc viên chức không được thành lập, tham gia quản lí điều hành các loại hình doanh nghiệp trừ quy định khác của pháp luật.

Pháp luật quy định điều khoản này nhằm hạn chế các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của các đối tượng mang chức danh quan trọng trong xã hội, tự điều chỉnh những chính sách, đường lối kinh tế mang lại lợi ích cá nhân nhưng đi ngược lại với lợi ích kinh tế đất nước.

Vì thế, viên chức không thể đảm nhiệm chức danh giám đốc cho doanh nghiệp tại bất kỳ các hình thức doanh nghiệp nào, mà chỉ có thể thực hiện hình thức góp vốn tại một số loại hình doanh nghiệp mà pháp luật cho phép bởi vì về cơ bản các hình thức góp vốn của cá nhân sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức danh quản lí công ty đó. Ví dụ như công ty cổ phần với tư cách cổ đông hoặc công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.

Quý khách hàng tại trên toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chất lượng vui lòng liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.