Tin tức sự kiện
dieu-kien-ho-kinh-doanh-vay-von

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, do vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phát triển. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ này có yêu cầu về vốn của nhóm này khá cao. Các công ty tài chính, tổ chức tín dụng cũng đang quan tâm đến sản phẩm cho vay tín chấp để hỗ trợ những cá nhân nhỏ lẻ này. Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nhỏ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế. Nhưng loại hình doanh nghiệp không dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng nên thiếu vốn là vấn đề lớn nhất của họ. Vậy Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ưu đãi từ ngân hàng năm 2024 là gì?

1. Hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có những đặc điểm thế nào?

Hộ kinh doanh là loại hình được nhiều cá nhân lựa chọn bởi tính nhỏ, gọn phù hợp với kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng Hộ kinh doanh lại không phải là một loại hình doanh nghiệp.

1.1 Định nghĩa hộ kinh doanh

Luật doanh nghiệp 2020 hiện nay không có định nghĩa cụ thể giải thích như thế nào là hộ kinh doanh. Nhưng vấn đề này được giải thích tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể là tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký hộ kinh doanh đó là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh làm trụ sở chính kinh doanh.

1.2 Một số đặc điểm của hộ kinh doanh

Đặc điểm đầu tiên là hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Một tổ chức, doanh nghiệp được pháp luật công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015: Là tổ chức được thành lập hợp pháp, tổ chức này phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác. Pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập của mình. Pháp nhân phải tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.

Theo đó thì pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của pháp nhân. Còn hộ kinh doanh thì lại chịu trách nhiệm bằng tài sản của chủ sở hữu và chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh của mình do vậy Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Như vậy có thể thấy hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện để là một pháp nhân. Bởi vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Kji đó hô kinh doanh sẽ không có con dấu riêng của mình, không được mở thêm chi nhánh hay  văn phòng đại diện. Hộ kinh doanh cũng không được phép thực hiện các quyền  như các doanh nghiệp đang thực hiện.

Đặc điểm thứ hai, hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp

Căn cứ khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020“10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Theo quy định trên thì doanh nghiệp là một tổ chức có trụ sở giao dịch riêng, có tên riêng và có tài sản riêng, được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng với các ngành nghề kinh doanh khác nhau như: công ty TNHH, công ty CP, công ty hợp danh,… Còn theo quy định đã trình bày ở trên thì hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh do thành viên của hộ gia đình hay một cá nhân trong hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh để kinh doanh một mặt hàng nào đó và người đứng đầu này sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật bằng toàn bộ tài sản sản của mình khi hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô thời hạn

Tính chất trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải tịch thu toàn bộ tài sản không đầu tư vào kinh doanh. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp tư nhân, trong trường hợp hộ kinh doanh gia đình do một nhóm người hoặc một gia đình làm chủ, trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp gia đình sẽ phân tán rủi ro cho nhiều thành viên.

Trường hợp chủ doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều người thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của chủ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình thì tất cả các thành viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm liên đới. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên trong gia đình phải dùng tài sản riêng của mình để trả nợ và trả cho các thành viên khác trong gia đình (trách nhiệm chung và một số phần).

2. Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng

Vay vốn từ ngân hàng thường là vay tiêu dùng tín chấp, không cần tài sản thế chấp, hợp đồng được ký kết trên sự tin tưởng của hai bên. Ưu điểm của hình thức này là cho phép người tiêu dùng dễ dàng vay vốn với giá trị linh hoạt, thủ tục đơn giản, rõ ràng, không cần bảo lãnh. Các công ty tài chính, tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay nhanh nhất có thể dựa trên sản phẩm và quy mô kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, hiện nay khách hàng còn có thể vay qua hình thức trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

Để được Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay vốn thì chủ hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

– Chủ hộ kinh doanh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

– Hộ kinh doanh phải có phương án sử dụng vốn khả thi.

– Hộ kinh doanh phải chứng minh được khả năng tài chính để trả khoản nợ sắp vay.

dieu-kien-ho-kinh-doanh-vay-von
Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng

3. Thủ tục hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng

Để tiến hành vay vốn kinh doanh tại ngân hàng thì chủ thể có nhu cầu sẽ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đến ngân hàng mà chủ hộ kinh doanh có ý định vay và yêu cầu ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Bước 2: Ngân hàng sẽ cử chuyên viên có chuyên môn hướng dẫn và chủ hộ kinh doanh sẽ cung cấp, điền đầy đủ thông tin để làm hồ sơ vay vốn.

Bước 3: Sau khi đã làm xong hồ sơ vay vốn thì chủ hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ vay vốn và chờ ngân hàng phê duyệt để giải ngân.

Sau đây là hồ sơ, giấy tờ chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị khi vay vốn kinh doanh:

  • Giấy tờ tùy thân người đứng ra vay vốn: Căn cước công dân, hộ chiếu hay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • văn bản đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng
  • Tài liệu để chứng minh tài chính của chủ thể vay vốn theo quy định như: Hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê,…
  • Nếu thuộc trường hợp vay thế chấp thì phải có các giấy tờ về tài sản để đảm bảo như: Tài sản là đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu tài sản là phương tiện giao thông thì cần giấy đăng ký xe xe hay tài sản bảo đảm là tài khoản tiết kiệm ngân hàng,…
  • Ngoài ra, ngân hàng có thể yêu cầu thêm một số tài liệu khác theo quy định của Ngân hàng tùy theo từng hình thức vay.

4. Những trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay vốn nếu thuộc các đối tượng có nhu cầu vốn như:

– Vay vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành nghề thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm.

– Vay vốn để thanh toán các chi phí hay để đáp ứng các nhu cầu về tài chính của các giao dịch mà pháp luật nghiêm cấm.

– Vay vốn để đầu tư kinh doanh, sử dụng dịch vụ mua bán hàng hoá thuộc những ngành, nghề mà pháp luật cấm

– Vay vốn để mua vàng miếng.

– Vay vốn để trả nợ tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay (trừ trường hợp ngân hàng cho vay để thanh toán tiền lãi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí tiền lãi này được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định)

– Vay vốn ngân hàng để trả nợ tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Khoản vay này để phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay khoản vay mới không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Chúng tôi hy vọng một số thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ưu đãi từ ngân hàng năm 2024 như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ nhé.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.