Thuế giá trị gia tăng là gì? Đối tượng áp dụng? Cách tính năm 2022
Thuế giá trị gia tăng là gì

Thuế giá trị gia tăng hiện nay là một trong những loại thuế được rất nhiều cá nhân tổ chức kinh doanh quan tâm. Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như các khoản tiền phải đóng hàng năm của doanh nghiệp, cũng chính vì vậy về cách tính thuế hay các trường hợp hoàn thế là những vấn đề mà chủ doanh nghiệp thường hay chú ý. Để có thể hiểu hơn các kiến thức cơ bản của loại thuế này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt Mỹ.

Thuế giá trị gia tăng được hiểu là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT)được hiểu là thuế được tính trên giá trị tăng thêm của các loại hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình của nhà kinh doanh từ khâu sản xuất, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Như vậy, GTGT theo quy định hiện hành được hiểu là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế Giá trị gia tăng chính là một loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa và dịch vụ và trên thực tế thường do người sử dụng trả khi mua và sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người trực tiếp tiến hành chi trả thuế Giá trị gia tăng nhưng người trực tiếp tiến hành thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC của bộ tài chính ban hành, người nộp thuế cho cơ quan nhà nước chính là tổ chức, cá nhân tiến hành quá trình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, cũng như hình thức, tổ chức tiến hành  kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ các nhà đầu tư nước ngoài chịu thuế (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh được tiến hành thành lập công ty và thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Hợp tác xã và các quy định của pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác
  • Các tổ chức kinh tế của cơ quan tổ chức chính trị,  các đơn vị tổ chức chính trị – xã hội, cũng như thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 193/2015/TT-BTC) do bộ tài chính ban hành, các trường hợp không phải khai, nộp thuế theo quy định bao gồm:

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả các khoản tiền bồi thường về bất động sản như đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền), các loại tiền thưởng, tiền vào mục đích hỗ trợ, tiền tiến hành chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại nước Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức kinh tế nước ngoài không có cơ sở thường trú hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân kinh doanh ở nước ngoài là đối tượng không thuộc diện cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

  • Sửa chữa các phương tiện vận tải, cũng như sửa chữa các loại máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);
  • Quảng cáo và tiếp thị hàng hóa dịch vụ;
  • Xúc tiến đầu tư và các hoạt động thương mại;
  • Môi giới mua và bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ ra nước ngoài;

Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân không tiến hành kinh doanh, không phải là người phải nộp thuế Giá trị gia tăng về việc bán tài sản.

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế VAT

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC) do bộ tài chính ban hành, những hàng hóa, dịch vụ theo quy định không chịu thuế Giá trị gia tăng bao gồm:

  • Sản phẩm thu được trong quá trình trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, các loại sản phẩm là thủy sản, hải sản thu được do nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ được cơ sở thông qua sơ chế thông thường, thường là thu được từ các tổ chức, cá nhân tự tiến hành sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường được hiểu là sản phẩm mới được thực hiện các bước làm sạch, phơi, sấy khô, hay các công đoạn thủ công khác bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh hoặc thực hiện đông lạnh), ngoài ra còn có quá  trình bảo quản bằng khí sunfurơ, được người dân bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức tiến hành bảo quản thông thường khác theo quy định.

  • Sản phẩm là một trong các loại giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm các loại sản phẩm như trứng giống, con giống, các loại cây giống, hạt giống, bao gồm cả các loại cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu có di truyền ở các khâu trong nuôi trồng, nhập khẩu và tiến hành kinh doanh thương mại.

Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc các đối tượng không phải chịu thuế Giá trị gia tăng được hiểu là sản phẩm do các cơ sở tiến hành nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thương mại có giấy đăng ký tiến hành kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước cấp.

  • Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng tiến hành phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch được các loại sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm muối được người dân cơ sở thu được từ quá trình sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, các loại muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính của nó là Natri-clorua (NaCl).

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%, 5%, 10%

Thuế suất thuế Giá trị gia tăng được hiểu là mức thuế phải nộp của cá nhân tổ chức kinh doanh trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế GTGT hiện nay được quy định gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%.

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định mà thuế Giá trị gia tăng của cá nhân tổ chức kinh tế được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc được tính theo phương pháp trực tiếp trên Giá trị gia tăng, ngoài ra còn được tính theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

Hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC do bộ tài chính ban hành, đối tượng và trường hợp theo quy định được hoàn thuế Giá trị gia tăng gồm:

Cơ sở tiến hành sản xuất kinh doanh nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số đầu vào chưa được tiến hành khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp doanh nghiệp tiến hành kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp doanh nghiệp tiến hành kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở tiến hành sản xuất kinh doanh có số thuế GTGT chưa được cơ quan nhà nước khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp doanh nghiệp tiến hành kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý) đủ điều kiện tiến hành hoàn thuế Giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC do bộ tài chính ban hành thì cơ quan nhà nước trong quản lý thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Cơ sở tiến hành sản xuất kinh doanh mới thành lập từ dự án tiến hành đầu tư đã đăng ký thành lập kinh doanh, đăng ký tiến hành nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc được tính dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn tiến hành đầu tư, chưa đi vào hoạt động chính thức, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được cơ quan nhà nước tiến hành hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở tiến hành sản xuất  kinh doanh không được hoàn thuế Giá trị gia tăng mà được tiến hành kết chuyển số thuế chưa được tiến hành khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Thủ tục hoàn thuế GTGT trong năm 2022 gồm những giấy tờ gì?

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu bao gồm:

  1. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  2. Hợp đồng mua bán và gia công hàng hóa;
  3. Các hóa đơn, chứng từ bán hàng/xuất khẩu/gia công;
  4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  5. Mẫu 01-2/HT danh sách tờ khai hải quan đã thông quan;
  6. Chứng từ chứng minh hoàn tất việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu (qua ngân hàng). 

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu ủy thác bao gồm:

  1. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  3. Biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  4. Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác và nhận ủy thác;
  5. Các hóa đơn, chứng từ bán hàng hoặc xuất khẩu hoặc gia công;
  6. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  7. Chứng từ chứng minh hoàn tất việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng.

Chi tiết hồ sơ hoàn thuế GTGT dự án đầu tư bao gồm:

  1. Mẫu 02/GTGT tờ khai thuế GTGT;
  2. Bản sao chứng từ góp vốn điều lệ;
  3. Quyết định thành lập BQL dự án đầu tư;
  4. Mẫu 01-1/HT bảng kê chứng từ, hóa đơn mua vào;
  5. Các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng liên quan đến dự án đầu tư;
  6. Mẫu 01/ĐNHT đề nghị hoàn thuế, hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
  7. Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động;
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp làm thủ tục xin giấy phép đầu tư);
  9. Giấy phép xây dựng và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có trị tương đương (trường hợp dự án có công trình xây dựng).

Quý khách hàng trên TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thực hiện dịch vụ hoàn thuế GTGT uy tín – chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.