Tin tức sự kiện
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 2024

Hoạt động cho thuê tài sản cá nhân hiện khá phổ biến, những tài sản cho thuê hầu như là nhà, đất, ô tô, xưởng chế biến. Những tài sản này khi cho thuê có doanh thu cũng cần xem xét đóng thuế theo đúng quy định của nhà nước. Vậy với khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết của Kế toán Việt Mỹ dưới đây để biết nội dung chi tiết.

1. Doanh thu bao nhiêu phải đóng thuế cho thuê xưởng cá nhân?

Theo quy định pháp luật thì cá nhân cho thuê xưởng cá nhân phải đóng lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Khi có hoạt động doanh thu trên 100 triệu đồng trong một năm (năm dương lịch) thì cá nhân cho thuê xưởng cá nhân phải đóng đầy đủ những loại thuế như trên.

Có thể thấy cá nhân cho thuê xưởng cá nhân là một hoạt động đem lại nguồn doanh thu khá lớn cho cá nhân mà không cần lao động, vì thế phải chịu những loại thuế đúng như một đơn vị kinh doanh mặc dù không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước. Những mức thuế phí này đều căn cứ theo mức doanh thu mà cá nhân thu được trong vòng 1 năm.

2. Mức doanh thu tính thuế dựa theo thời gian ký hợp đồng

Theo quy định nêu tại mục 1 có thể thấy với tùy từng trường hợp ký hợp đồng cho thuê mà đem lại nguồn doanh thu khác nhau cho cá nhân cho thuê xưởng, vì thế nên có hai trường hợp như sau:

– Với cá nhân cho thuê xưởng dưới 1 năm: Doanh thu thu về được dưới 100 triệu đồng thì không phải kê khai lệ phí môn bài và thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập cá nhân. Còn với doanh thu trên 100 triệu thì cá nhân phải đóng thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Công ty TNHH B thuê xưởng sản xuất của Ông A để làm xưởng của công ty, thời gian thuê 5 tháng (01/08/2019 đến 31/12/2019) với giá thuê 10 triệu đồng/tháng.

Tổng doanh thu trên năm là 50 triệu, dưới 100 triệu thì không cần phải kê khai lệ phí môn bài và thuế GTGT, thuế TNCN vẫn được phép hoạch toán vào chi phí hợp lý.

Còn với trường hợp Công ty B thuê thời gian đủ 12 tháng nhưng thuê 6 tháng của năm 2019 và 6 tháng của năm 2020 thì cũng không phải nộp thuế bởi căn cứ tính thuế là theo năm dương lịch.

– Với cá nhân cho thuê xưởng qua nhiều năm thì cũng căn cứ doanh thu theo năm dương lịch, trên 100 triệu đồng một năm thì phải đóng thuế cho cơ quan nhà nước và ngược lại.

Ví dụ: Ông A cho bên B thuê xưởng 6 tháng (1/1/2020 – 30/6/2020) với doanh thu là 70 triệu đồng và cho bên C thuê xưởng 6 tháng từ (1/7/2020 – 31/12/2020) với doanh thu 66 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2020 của ông A cho việc thuê xưởng là 136 triệu đồng nên buộc phải đóng thuế, lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

3. Quy định khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân

3.1 Khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân với doanh thu dưới 100 triệu

Với cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu thì không cần kê khai với cơ quan thuế và cũng không phải nộp 5% thuế GTGT và thuế TNCN trên doanh thu cho thuê đó.

Cụ thể theo quy định pháp luật về thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng như sau:

Tại thông khoản 2 điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:

 “Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 triệu trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8.4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn bán lẻ đối với trường hợp này”.

Tại điểm b điều 4 Thông tư 92/2015/TT–BTC quy định:

“b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của cá hợp đồng cho thuê tài sản”

Tại điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định:

“Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống”.

Tại điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định:

“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”.

3.2 Khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân với doanh thu trên 100 triệu

Với cá nhân cho thuê xưởng cá nhân thì ai sẽ là người nộp thuế?

Tại khoản 1, 2 điều 8 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định

“Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp kê khai với cơ quan thuế. Hoặc bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thỏa thuận bên thuê là người nộp thuế”.

Như vậy hợp đồng có thỏa thuận về việc kê khai và nộp thuế là do bên thuê xưởng nộp thì ngoài cho phí cho thuê hằng tháng với tài sản thì tiền thuế cũng được cộng vào với tiền thuê và chi phí khi quyết toán thuế cuối năm. Còn với hợp đồng không thỏa thuận thì cá nhân cho thuê phải tự đóng thuế.

Các loại thuế phát sinh.

  • Thứ nhất là Thuế môn bài (hay còn gọi lệ phí môn bài)
Tổng doanh thu trong năm dương lịch Mức lệ phí môn bài
Từ 100 triệu đến 300 triệu 300.000 đồng/năm
Từ 300 triệu đến 500 triệu 500.000 đồng/năm
Trên 500 triệu 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Nếu thời gian ký hợp đồng thuê xưởng chỉ nửa năm (như từ ngày 01/07/20xx đến ngày 31/12/20xx) thì tiền lệ phí môn bài chỉ nộp một nửa so với mức quy định trên.

  • Thứ hai thuế GTGT và thuế TNCN.

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 92/2015/TT BTC:

“Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê

Doanh thu tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền một lần “.

Thuế suất thuế GTGT và thuế TNCN được áp trên doanh thu cho thuê như sau:

  • Thuế GTGT: mức 5% trên doanh thu tính thuế.
  • Thuế TNCN: mức 5% trên doanh thu tính thuế.

Như vậy: Nếu doanh thu cho thuê xưởng của cá nhân trên 100 triệu/năm thì tổng tiền thuế và lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước là: Tổng thuế, lệ phí phải nộp = (Tổng doanh thu tính thuế x 10%) + Lệ phí môn bài.

Ví dụ: Công ty H thuê xưởng của Ông A để làm xưởng của công ty, thời gian thuê là 2 năm (01/01/2020 đến 31/12/2022) với giá thuê 15 triệu/tháng giá thuê trên chưa bao gồm thuế và lệ phí phát sinh. Bên cho thuê (Ông A) sẽ trực tiếp tiến hành khai báo với cơ quan thuế về doanh thu trên.

  • Tổng doanh thu năm dương lịch: 180 triệu/năm. Vậy lệ phí môn bài mà Ông A phải nộp cho cơ quan thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Doanh thu chịu thuế = 180.000.000 / 0.9 = 200.000.000 đồng/năm
  • Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp là 20.000.000 đồng/năm

=> Tổng tiền thuế và lệ phí ông A phải nộp trong năm dương lịch tính thuế là: 20.300.000 đồng/năm.

Ví dụ: Công ty T thuê xưởng của Ông A để làm xưởng của công ty, thời gian thuê là 2 năm (01/01/2021 đến 31/12/2023) với giá thuê 16.5 triệu/tháng, mức thuê này đã bao gồm các khoản thuế và lệ phí phát sinh. Bên cho thuê (Ông A) sẽ trực tiếp tiến hành khai báo với cơ quan thuế về doanh thu trên.

Cụ thể:

  • Tổng doanh thu năm dương lịch: 198 triệu/năm. Vậy lệ phí môn bài mà Ông A phải nộp cho cơ quan thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Doanh thu chịu thuế = 198.000.000 đồng
  • Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp là: 19.800.000 đồng

=> Tổng tiền thuế và lệ phí ông A phải nộp trong năm dương lịch là: 20.100.000 đồng/năm.

Hồ sơ cho thuê xưởng cá nhân bao gồm:

  • Hợp đồng thuê nhà bản sao
  • CCCD của chủ sở hữu căn nhà.
  • Mẫu 05 được ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT của Bộ Tài Chính (đối với cá nhân chưa mã số thuế cho thuê tài sản).
  • Tờ khai lệ phí môn bài ban thành theo Nghị định 139/2016 của chính phủ
  • Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư 92/2015 của Bộ tài chính
  • Mẫu 01 (Đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng thuê)

Thủ tục tiến hành như sau:

Đầu tiên cá nhân liên hệ cơ quan thuế tại nơi cho thuê xưởng sản xuất để tiến hành kê khai. Với cá nhân nếu chưa có MST cho thuê tài sản thì cần liên hệ đội thuế liên phường nơi có xưởng cho thuê để tiến hành thủ tục cấp mã số thuế.

Sau khi có mã số thuế thì tiến hành nộp những hồ sơ trên cho quản lý phường nơi có xưởng cho thuê để nhân viên thuế tiến hành cấp hồ sơ thuế. Khi đã hoàn tất việc kê khai thuế thì cứ căn cứ vào tờ khai để nộp tiền thuế phát sinh cho cơ quan ngân sách nhà nước.

Lưu ý chỉ kê khai một lần đến khi hết hạn hợp đồng cho thuê, nếu trong quá trình cho thuê có phát sinh thay đổi thì phải liên hệ cơ quan thuế để kê khai điều chỉnh ngay sau đó.

Thời hạn tiến hành kê khai thuế tính từ ngày ký hợp đồng hết ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng. (nghĩa là thời hạn sẽ tùy thuộc vào thời gian ký hợp đồng trong tháng đó)

Tóm lại, việc khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân cũng là khai báo thuế cho thuê nhà cá nhân có doanh thu nên phải nộp thuế phí đầy đủ khi đạt điều kiện. Bên cạnh đó hoạt động tính thuế phí, liên quan cũng cần căn cứ đúng thời gian theo năm dương lịch để xác định đúng doanh thu tính thuế.

Trên đây là những tìm hiểu về Quy định khai báo thuế cho thuê xưởng cá nhân. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thủ tục thuế khi cho thuê xưởng cá nhân, hoặc bạn có thể liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ khi có những thắc mắc về thuế, thủ tục thuế liên quan.

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.