Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng không

Hiện nay, trước nhu cầu mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu ngày càng ra tăng. Có rất nhiều doanh nghiệp muốn mở chi nhánh nhưng lại đang băn khoăn trước những vấn đề khá phức tạp như thủ tục, con dấu. Để giải đáp thắc mắc này của quý độc giả, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những vấn đề xoay quanh việc chi nhánh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng. Để nắm rõ hơn về nội dung này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc?

Hạch toán độc lập được hiểu là một chế độ tài chính được áp dụng đối với những chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty chủ quản. Theo đó, tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở chi nhánh này sẽ được ghi vào sổ kế toán riêng tại đơn vị. Đồng thời, chi nhánh cần tự kê khai cũng như quyết toán thuế. Theo quy định, loại chi nhánh này sẽ cần phải có con dấu, mã số thuế riêng.

Hạch toán phụ thuộc được hiểu là một chế độ tài chính được áp dụng đối với những chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty chủ quản. Theo đó, chi nhánh phải có nhiệm vụ tập hợp chứng từ và khi đến kỳ kê khai thì cần phải gửi về công ty chủ quản để thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế.

Việc mở hạch toán phụ thuộc hay không sẽ căn cứ vào quy định cụ thể của từng chi nhánh tại từng doanh nghiệp, công ty khác nhau.

Thủ tục sau thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Sau khi hoàn thành các thủ tục thực hiện việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc, trong trường hợp chi nhánh phụ thuộc đó cùng tỉnh với trụ sở chính của công ty chủ quản thì cần phải kê khai tại Trụ Sở Chính còn trong trường hợp khác tỉnh với trụ sở chính công ty chủ quản thì cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Cần kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài tại chi nhánh.
  • Kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại trụ sở chính.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cần phải có bộ máy kế toán tại chi nhánh.
  • Cần phải có mã số thuế riêng của chi nhánh gồm 13 chữ số.
  • Cần phải có con dấu riêng của chi nhánh.
  • Chi nhánh có thể đặt và in hoá đơn riêng.

Đối với chi nhánh độc lập cần phải tự làm hết, và sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất tại trụ sở chính. Còn đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ chỉ cần chuyển số liệu, chứng từ doanh thu và chi phí đến công ty chủ quản để kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có cần phải có con dấu riêng không?

Hiện nay chi nhánh hạch toán phụ thuộc được chia làm hai loại là: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với công ty chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với công ty chủ quản.

Theo quy định tại Điều 4 trong Nghị định số 14/VBHN-BCA về việc quản lý sử dụng con dấu: một chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể có con dấu riêng

Theo đó, để việc thực hiện các giao dịch được thuận lợi hơn chi nhánh doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sẽ được phép sử dụng con dấu riêng không mang hình Quốc huy.

Thủ tục khi thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Đối với chi nhánh muốn hạch toán phụ thuộc, chi nhánh cần đăng ký trên Cơ quan thuế dựa theo mẫu tờ khai 02-ĐK-TCT có sẵn. Còn đối với trường hợp công ty chủ quản trực tiếp thực hiện các thủ tục cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì trong trường hợp này cần phải có giấy đăng ký kinh doanh và có mã số của doanh nghiệp hay mã số thuế theo TTLT- BKH-BTC-BCA.

Cùng với đó là công văn thông báo mã số thuế chi nhánh trực thuộc kèm theo giấy phép sao y. Đối với các chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ không cần hạch toán làm sổ sách cùng tính thuế thu nhập cá nhân, nhưng vẫn có thể phải làm tờ khai thuế GTGT hàng tháng đồng thời nộp lại tờ khai cho cơ quan quản lý trực tiếp. Đối với các mặt hàng được bán tại chi nhánh cũng có thể thể xuất hóa đơn từ trụ sở chính.

Các bước và thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Để thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cần thực hiện theo quy trình và thủ tục phù hợp. Quy trình và thủ tục cần thiết để tiến hành thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cụ thể như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chủ quản cần phải chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh nộp đến phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh định đặt trụ sở, thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh: cần lưu ý khi kê khai đến mục hình thức hạch toán, bạn cần tích vào ô hạch toán phụ thuộc.
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh đối với công ty chủ quản là công ty TNHH 1 thành viên hoặc Quyết định của hội đồng thành viên đối với công ty chủ quản là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Quyết định của hội đồng quản trị đối với công ty chủ quản là công ty cổ phần về việc đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán.
  • Bản sao của Biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty chủ quản là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Bản sao Biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty chủ quản là công ty cổ phần về việc đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán.
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh đó (bản sao hợp lệ).
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh là thẻ căn cước công dân/ giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu (bản sao hợp lệ các giấy tờ còn hiệu lực).

Bước 2: Khi chi nhánh được cấp giấy chứng nhận hoạt động, công ty chủ quản nếu có nhu cầu muốn đăng ký sử dụng con dấu riêng thì có thể bắt đầu việc khắc con dấu tại cơ sở đủ điều kiện khác dấu và đăng ký về việc sử dụng con dấu riêng cho chi nhánh đó.

Trong trường hợp chi nhánh không có nhu cầu sử dụng con dấu thì sẽ không cần phải khắc và đăng ký con dấu nữa.

Bước 3: Chi nhánh cần kê khai thuế môn bài và thực hiện việc lập hồ sơ thuế cũng như nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn.

Nếu chi nhánh có nhu cầu sử dụng hóa đơn riêng thì cần nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế chủ quản. Sau khi được chấp thuận sử dụng, chi nhánh cần tiến hành đặt in và phát hành hóa đơn để có thể sử dụng.

Bước 4: Nộp thuế môn bài cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên, chi nhánh cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Theo quy định hiện hành, mức thuế môn bài mà chi nhánh phải đóng là 1.000.000 đồng/ 1 năm

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập chi nhánh giá rẻ, thành lập công ty uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 2

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.