Cách đặt tên công ty hợp tuổi, phong thủy sao cho độc đáo
Cách đặt tên công ty

Những người có nhu cầu thành lập công ty mới ai cũng muốn tìm hiểu cách đặt tên công ty sao cho vừa hay vừa đúng với các quy định của pháp luật pháp luật, lại mang nhiều ý nghĩa cũng như có thể hợp phong thủy. Tuy nhiên không phải chủ sở hữu doanh nghiệp cũng biết cách để tìm được cái tên của công ty sao cho ưng ý nhất. Bài viết dưới đây Luật Việt Mỹ hướng dẫn cách đặt tên công ty cho quý độc giả một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Ý nghĩa của tên công ty

Tên của một công ty sẽ giúp định hình thương hiệu của một doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố được coi quan trọng bậc nhất trong quá trình thực hiện hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra ngoài thị trường, giúp khách hàng nhận có thể diện được đâu là sản phẩm – dịch vụ của công ty mình, đâu là sản phẩm – dịch vụ của các công ty đối thủ. Cho nên trước khi đi tiến hành đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho đáp ứng các tiêu chí: hay, ý nghĩa nhưng vẫn phải đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp 2020 và phải phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc phát triển và làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty, điều này sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi tạo dựng thương hiệu, khiến thương hiệu bị thay đổi.

Luật Việt Mỹ là hãng luật tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tế, cũng như các vấn đề cách đặt tên công ty cho quý khách hàng vừa hay vừa ưng ý ưng ý. Giúp bạn lựa chọn được tên công ty sao cho phù hợp khi tham khảo chi tiết bài viết dưới đây, quý khách hàng có thể liên hệ tư vấn khi có thắc mắc trong quá trình thủ tục lựa chọn tên công ty.

Cách đặt tên công ty bằng tiếng Việt bao gồm mấy thành tố? 

Theo quy định luật doanh nghiệp 2020, cách đặt tên công ty hiện nay bao gồm từ hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Thành tố thứ nhất bắt buộc phải có: Loại hình của doanh nghiệp đó.
  • Tên của công ty phải có ghi rõ loại hình doanh nghiệp của công ty mình, loại hình doanh nghiệp theo quy định được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc viết thành “công ty TNHH” đối với loại hình mà khách hàng lựa chọn là công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc được viết là “công ty CP” đối với loại hình công ty cổ phần; được viết thành là “công ty hợp danh” hoặc được viết là “công ty HD” đối với trường hợp lựa chọn loại hình công ty hợp danh; được viết thành là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc có thể viết thành “doanh nghiệp TN” đối với lựa chọn loại hình là doanh nghiệp tư nhân;
  • Thành tố thứ hai: Tên riêng của công ty . Tên riêng của công ty được viết bằng các chữ cái được quy định trong bảng chữ cái của tiếng Việt, và được sử dụng thêm các chữ F, J, Z, W, chữ số và cả sử dụng ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không bắt buộc cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên riêng của công ty chỉ cần có các chữ cái được liệt kê được quy định trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.

Có được sử dụng cách đặt tên công ty bằng tiếng anh hay không?

Theo quy định về cách đặt tên công ty theo luật hiện hành, thì các doanh nghiệp có thể sử dụng tiếng anh để đặt tên cho công ty của mình.

  • Tên công ty có thể được viết được bằng chữ cái Latinh trong hệ thống bảng chữ cái của Việt Nam, và có thể sử dụng chữ dùng trong viết tiếng Anh cũng nằm trong hệ thống bảng chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt
  • Như vậy cách đặt tên công ty miễn là có thể phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành, miễn sao không bị trùng, không gây ảnh hưởng hoặc có sự nhầm lẫn với tổ chức công ty doanh nghiệp doanh nghiệp khác là được.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH  phát triển NEWSTAR,

Ví dụ 2: CÔNG TY TNHH dịch vụ  DCHJ

Ví dụ 3: CÔNG TY CỔ PHẦN thương mại NEW LIFE

Cách đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật

Tên doanh nghiệp có thể chuyển đổi bằng tiếng nước ngoài, theo đó thì đây là tên được dịch từ tên tiếng việt của công ty sang một trong những ngôn ngữ tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh. Khi tiến hành dịch sang tiếng nước ngoài, theo đó tên riêng của doanh nghiệp có thể tiến hành giữ nguyên hoặc được dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài đó.

Ví dụ: Tên công ty Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Việt Mỹ. Khi tiến hành dịch tên công ty sang tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng với nó và giữ lại tên riêng thì tên được chuyển đổi như sau: Việt Mỹ Investment Consulting Company Limited.

Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài, hoặc trường hợp tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được tiến hành in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn so với tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh cũng như văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và trên các giấy tờ giao dịch ấn phẩm và hồ sơ tài liệu do doanh nghiệp phát hành.

Cách đặt tên công ty viết tắt theo luật hiện hành

Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt của công ty đó hoặc được sử dụng từ tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty.

  • Ví dụ: Tên tiếng Việt được đặt của doanh nghiệp là: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Việt Mỹ => Tên viết tắt có thể sử dụng của doanh nghiệp để đặt: Công ty TNHH TVDT VM
  • Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài được sử dụng của doanh nghiệp: Viet My Investment Consulting Company Limited => Tên viết tắt có thể sử dụng của doanh nghiệp có thể đặt là: VMIC Company Limited

Cách đặt tên công ty sao cho đơn giản và dễ nhớ

Thông thường khi đặt tên cho một công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên cho công ty của mình đầy đủ các chức năng và muốn thể hiện hết các ngành nghề của mình kinh doanh lên cái tên doanh nghiệp của mình. Ví dụ như nhiều người thường đặt như: “Công ty TNHH hoạt động sản xuất kinh doanh thương Mại phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Mỹ”. Tuy khi sử dụng cái tên này mặc dù có hay, đầy đủ chức năng, và cho biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên cái tên này rất dài, và gần như rất khó nhớ, khiến cho khách hàng cũng như người tiêu dùng không thể nhớ được, và đồng thời điều này cũng khó làm thương hiệu cho công ty khi mọi ghi chép và vấn đề giao dịch đều phải viết tên rất dài.

Nếu chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn thích sử dụng cái tên trên thì mình có thể thực hiện việc rút ngắn lại bằng cách lược bỏ đi một số phần không cần thiết kết hợp với việc viết tắt đi chẳng hạn: Công ty TNHH SX DV XNK Việt Mỹ. Đó cũng là 1 cách để mọi đối tác kinh doanh cũng như khách hàng dễ nhớ tên doanh nghiệp của mình hơn mà trong đó những chữ viết tắt trên của công ty vẫn có thể hàm ý đầy đủ chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Cách đặt tên công ty sao cho âm thanh một cách hài hoà

Các âm được sử dụng trong tên công ty nên sử dụng các âm bằng như Gia Tự, Trường Long…. Điều này cũng giúp tạo cảm giác thanh bình và dẫn đến dễ ghi nhớ cho người nghe về tên của công ty.

Cách đặt tên công ty sao cho cô đọng súc tích

Khi đặt tên công ty thì chủ sở hữu nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn và đọc cái tên sao cho đơn giản, gọn gàng, thể hiện sự cô đọng súc tích. Điều này sẽ gây dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên về tên công ty như Vaio, Sony, Apple, Oppo, Samsung….

Cách đặt tên công ty gợi nhớ sản phẩm dịch vụ của công ty

 Ví dụ công ty TNHH TVPT Việt Mỹ, Khi nghe đến tên công ty này là khách hàng có thể hình dung đến hình ảnh công ty có hoạt động kinh doanh đến lĩnh vực pháp luật và cũng dần định hình được sản phẩm dịch vụ của công ty này đang sản xuất cung cấp. Từ đó khách hàng, đối tác cũng như người nghe có thể nhớ đến thương hiệu của công ty thực hiện việc sản xuất và thuận lợi cho việc mọi người thực hiện việc liên hệ sử dụng dịch vụ cũng như có thể phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp sau này.

Các trường hợp bị cấm trong cách đặt tên công ty theo quy định của pháp luật

Các trường hợp đặt tên công ty bị trùng

Tên bị trùng là trường hợp tên công ty bằng tiếng Việt của doanh nghiệp có hiện tượng bị trừng hoàn toàn với tên của công ty đề nghị đăng ký trước đó trên cổng thông tin điện tử quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp. Tức là trong trường hợp này là tên công ty của mình thực hiện dự tính đặt có sự giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã được sử dụng để đặt trước đó.

Trường hợp tên công ty gây nhầm lẫn với tên công ty khác.

Các trường hợp sau đây theo quy định của pháp luật được coi là tên công ty gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp thực hiện đề nghị đăng ký được đọc giống như tên của công ty, doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
  • Tên viết tắt của công ty được sử dụng đề nghị đăng ký trước đó bị trùng với tên viết tắt của các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài được sử dụng của doanh nghiệp thực hiện đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký trước đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề thực hiện việc nghị đăng ký kinh doanh chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại doanh nghiệp đã đăng ký bởi một số tự nhiên hoặc số thứ tự hoặc sử dụng các chữ cái trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái từ hệ thống la tinh như F, J, Z, W ngay sau tên riêng của công ty đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp thực hiện việc đề nghị đăng ký chỉ khác một chút với tên riêng của công ty cùng loại đã được đăng ký bởi một số ký hiệu như “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp thực hiện việc đề nghị đăng ký chỉ khác đôi chút với tên riêng của các công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” được sử dụng ngay trước hoặc thêm “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng được đăng ký của công ty trước đó.
  • Tên riêng của công ty thực hiện đề nghị đăng ký chỉ có khác với tên riêng của công ty cùng loại trước đó đã đăng ký bởi một số từ về các miền như “miền Bắc”, “miền tây”, “miền Trung”, “miền nam”, “miền Đông” hoặc sử dụng các từ có ý nghĩa gần tương tự.

Cấm đặt tên công ty trong một số trường hợp

Thứ nhất: Đặt tên bị trùng hoặc tên của công ty gây nhầm lẫn với các tên của công ty đã được chủ sở hữu tiến hành đăng ký được quy định của pháp luật.

Thứ hai: Sử dụng tên của các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị và xã hội cũng như tổ chức chính trị của nhà nước, tổ chức chính trị xã hội  và nghề nghiệp, tổ chức có chức năng xã hội, tổ chức xã hội và nghề nghiệp để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của công ty mình, trừ trường hợp công ty có sự chấp thuận của các cơ quan, tổ chức và đơn vị  đó.

Thứ ba: Sử dụng những từ ngữ, ký hiệu có sự vi phạm truyền thống văn hóa lịch sử cũng như, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nguyên tắc tra cứu cách đặt tên công ty

Nguyên tắc 1: Khi thực hiện hoạt động tra cứu chỉ nhập mỗi phần tên riêng của công ty, doanh nghiệp, không thực hiện nhập phần loại hình doanh nghiệp của công ty.

Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của công ty, doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ liên quan đến các miền như  “miền Bắc”, “miền tây”, “miền Trung”, “miền nam”, “miền Đông”, “Tân” ; hoặc sử dụng các từ có ý nghĩa tương tự về miền như: Bắc, Nam, đông, tây, trung, tân, mới, thì khi thực hiện hoạt động tra cứu phải bỏ mấy từ này, khi đó mới có thể thực hiện việc xác định được tên chính xác của công ty, doanh nghiệp.

Tên công ty phải được tiến hành gắn ở đâu?

Tên của công ty doanh nghiệp phải được chủ sở hữu tiến hành gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện cũng như chi nhánh và các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được thực hiện qua công đoạn in hoặc viết trên các giấy tờ liên quan đến các giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh nghiệp thực hiện sản xuất phát hành.

Quý khách đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!

HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)

ketoanvietmy.vn

4.9/5 - (18 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.