Tin tức sự kiện
Xin giấy phép mở phòng khám nhi như thế nào cho đúng quy định?

Trong thời kỳ xã hội số ngày càng lớn mạnh và phát triển như hiện nay, việc khám chữa bệnh cho người dân cũng là một trong các nhu cầu cấp thiết và thường trực. Điều này cũng kéo tới càng ngày càng nhiều các phòng khám chuyên khoa được thành lập để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là những phòng khám chuyên khoa nhi cho trẻ em. Hiện vấn đề sức khỏe của con cái là điều mà những bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Không những thế vì tính chất công việc và thời gian nên nhiều bậc cha mẹ không thể đưa con đi khám ở bệnh viện công khi có nhu cầu, vì vậy mà các phòng khám chuyên khoa nhi đang càng ngày càng được lựa chọn nhiều hơn vì tính chất chủ động cũng như chất lượng dịch vụ. Vậy thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nhi ra sao, cần đáp ứng những điều kiện gì, hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật khám bệnh chữa bệnh 2009.
  • Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Điều kiện cần phải đáp ứng để mở phòng khám nhi

* Về cơ sở vật chất:

– Có địa điểm khám, chữa bệnh cố định;

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật đã nêu ra;

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý các loại dụng cụ y tế sử dụng lại, loại trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc đã có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

* Về thiết bị y tế:

– Có chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc để cấp cứu chuyên khoa;

* Về nhân sự:

Phải có 1 người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đáp ứng những điều kiện sau đây:

– Là bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề trong phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh chí ít là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải được thể hiện bằng văn bản hợp lệ;

– Thuộc người hành nghề cơ hữu tại phòng khám;

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, những cá nhân khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công trước đó. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phân công người hành nghề được thực hiện những kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

– Các cá nhân khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện những hoạt động theo sự phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đấy.

Tuy nhiên, phòng khám nhi còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân công và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được trạng thái sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và loại phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo những văn bản chỉ dẫn khám sức khỏe theo quy định của luật pháp.

3. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi xin giấy phép mở phòng khám nhi?

Để thực hiện thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nhi cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:

  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về hạ tầng, vật tư y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động của các hình thức được quy định theo Luật khám chữa bệnh của Việt Nam tại Mục 1 chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Đơn yêu cầu cấp Giấy phép hoạt động theo mẫu đính kèm theo Nghị định 109/20016/NĐ-CP.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài thì phải cần phải có giấy chứng nhận đầu tư.
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh và của người phụ trách bộ phận chuyên môn (nếu có).
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám chuyên khoa nhi; bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, doanh nghiệp và nhân sự của cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Giấy chứng nhận phòng khám đăng ký đáp ứng đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, những quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn khoa học do bộ trưởng Bộ y tế ban hành.

4. Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nhi năm 2024

Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nhi
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nhi

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân người chịu trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ trách gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động về Bộ Y tế.

Hồ sơ có thể lựa chọn hình thức là nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

  • Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.
  • Trường hợp nộp qua đường bưu điện: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Sở Y tế sẽ tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ đến cơ sở khám chữa bệnh theo quy định

Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp Giấy phép hoạt động:

  • Trường hợp hồ sơ chưa có đủ giấy tờ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn thiện lại hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó trong thời hạn là 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận kết quả xin cấp Giấy phép mở phòng khám nhi.

5. Người không có chứng chỉ hành nghề mà thực hiện khám, chữa bệnh bị xử phạt ra sao?

Theo quy định hành vi khám, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt trong khoảng 30.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng. Ngoài hành vi khám, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề thì các hành vi dưới đây cũng sẽ áp dụng mức phạt đó, cụ thể:

  • Khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian đang bị thu hồi giấy phép chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Khám, chữa bệnh vượt quá chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề của người khác để thực hiện khám, chữa bệnh để hành nghề;
  • Cho người khác thuê, mượn giấy phép chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh;
  • Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
  • Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền chối từ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

6. Chia sẻ kinh nghiệm khi mở phòng khám nhi

Việc đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tương đối khó khăn không chỉ các thủ tục pháp lý trong giai đoạn thực hiện mà ngay cả quá trình tìm kiếm vị trí, xây dựng kế hoặc cho phòng khám cũng rất quan trọng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh cho các quý doanh nghiệp đối tác, Kế Toán Việt Mỹ xin chia sẻ tới quý độc giả các kinh nghiệm khi mở phòng khám nhi cần phải chú ý để có thể duy trì được cở sở của mình:

– Chọn lựa địa điểm đặt phòng khám chuyên khoa rất quan trọng trong việc thu hút lượng khách ra vào phòng khám. Chúng ta có thể chọn lựa những vị trí đông dân, mặt tiền, bầu không khí trong lành thoáng đãng, có bãi đậu xe và rộng rãi cũng là 1 trong các điều kiện có thể giúp cho phòng khám hoạt động hiệu quả.

– Việc tạo dựng được thương hiệu đối với phòng khám vừa mới thành lập là rất quan trọng. Ngoài việc quảng cáo phòng khám trên các trang điện tử, chúng ta cần chú trọng trong việc gây dựng lòng tin với các khách hàng để có thể tìm kiếm các khách hàng phù hợp, tiềm năng trong từng giai đoạn.

– Việc áp dụng các trang thiết bị trong phòng khám phải có đầy đủ nội thất, chất lượng và có thương hiệu thích hợp với nguồn vốn của cơ sở.

– Chuẩn bị về đội ngũ nhân sự cũng là 1 trong các bước quan trọng khi mở phòng khám nhi. Việc đào tạo bài bản, chứng chỉ hành nghề đầy đủ, thân thiện với khách hàng cũng là một trong các yếu tố gây cảm tình với khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về việc “Xin giấy phép mở phòng khám nhi như thế nào đúng với quy định của pháp luật“. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cái nhìn rõ nét hơn đến với bạn về thủ tục mở phòng khám nhi và LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ cũng sẽ rất vui nếu được hỗ trợ tư vấn bạn về nhu cầu này trong tương lai.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5/5 - (3 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.