Tin tức sự kiện
xin-giay-phep-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-o-dau

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài để tìm hiểu, phát triển, mở rộng thị trường; nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp thu công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, bổ sung nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các thủ tục đầu tư nước ngoài, xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

1. Trường hợp nào phải xin phép đầu tư ra nước ngoài?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật tại Luật Đầu tư năm 2020, các nhà đầu tư (NĐT) thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều trong trường hợp cần phải xin phép đầu tư. Hoạt động này sẽ thực hiện thông qua việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài( Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài, cụ thể bao gồm:

– Doanh nghiệp, công ty được  thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

– Hợp tác xã (HTX) , liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

– Tổ chức tín dụng (TCTD) thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

– Hộ kinh doanh (HKD) đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, một số trường hợp cần lưu ý đó là đối với 1 số dự án đầu tư, trước khi được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài, NĐT cần phải xin chấp nhận chủ trương đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:

– Quốc hội (QH) chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án đầu tư:

  • Từ 20.000 tỷ đồng trở lên đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài
  • Những dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng chính sách đặc biệt, cơ chế cần được Quốc hội quyết định.

– Thủ tướng Chính phủ (TTgCP) chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các dự án đầu tư sau:

+ Các Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên đối với các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, truyền hình, báo chí, phát thanh, viễn thông

+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp như trên nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

2. Ngành nghề được phép đầu tư ra nước ngoài là những ngành nghề nào?

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài, Trước tiên nhà đầu tư phải lưu ý là không được phép đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề đã bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Đây thường là những ngành nghề có tính nguy hiểm hoặc vì lý do đặc thù nên nhà đầu tư không được phép thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Những ngành nghề này được quy định như sau:

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư và các Điều ước quốc tế có liên quan.

– Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Bên cạnh đó thì nhà đầu tư cũng cần lưu lý là khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề có điều kiện. Những ngành nghề đầu tư có điều kiện gồm có:  Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình; Kinh doanh bất động sản.

xin-giay-phep-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-o-dau
Ngành nghề được phép đầu tư ra nước ngoài

3. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Nền kinh tế đang được cải thiện và thị trường đang mở rộng không chỉ ở một quốc gia mà trên toàn thế giới. Vì lý do này, nhiều doanh nhân đã ra nước ngoài và có ý địnhđịnh cư ở đó. Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài phức tạp hơn đầu tư trong nước do khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư và các vấn đề pháp lý khác. Do vậy chúng tôi sẽ trình bày Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư nộp Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (giấy phép đầu tư ra nước ngoài) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) bao gồm các văn bản, tài liệu như sau:

STT Tên tài liệu Hình thức
1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài  Bản gốc
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư đối với từng lĩnh vực kinh doanh Bản gốc
3. Hợp đồng dự thảo thuê trụ sở Bản sao công chứng
4. Giấy tờ pháp lý trụ sơ (nếu có) Bản gốc
5. Biên bản/ Quyết định của nhà đầu tư (nhà đầu tư là tổ chức) Bản gốc
Nhà đầu tư cá nhân:
6. Hộ chiếu các nhà đầu tư cá nhân Bản sao công chứng
7. Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ Bản sao công chứng
8. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư Bản sao công chứng
Nhà đầu tư là pháp nhân (Công ty nước ngoài)
9. Giấy đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư là pháp nhân (công ty nước ngoài) Bản sao công chứng
10. Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ Bản sao công chứng
11. Báo cáo tài chính có kiểm toán năm gần nhất Bản sao Công chứng
12. Hộ chiếu người đại diện phần vốn góp Bản sao công chứng
13. Văn bản ủy quyền cho người đại diện phần vốn góp Bản sao công chứng
14. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư Bản sao công chứng
Tài liệu bổ sung đối với các dự án đặc biệt (ngành nghề có điều kiện)
15. – Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
-Giải trình về nguồn vốn đầu tư chi phí cơ bản dự toán tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Bản sao công chứng
16. Hồ sơ năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư Bản sao công chứng

Bước 2: Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ thì Bộ KH&ĐT sẽ xử lý hồ sơ và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài cho NĐT. Thời hạn giải quyết như sau:

– Trường hợp các dự án thuộc diện cần chấp nhận chủ trương đầu tư nước ngoài: thì thời hạn là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài, Bộ KH&ĐT sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.

-Trường hợp với dự án không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài: thì thời hạn là mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận

4. Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở đâu?

Với sự phát triển kinh tế, mong muốn đầu tư ra nước ngoài không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, quy trình xin giấy phép đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan khá phức tạp. Và rất nhiều người còn thắc mắc về Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép trong trường hợp này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho những nhà đầu tư có nhu cầu

5. Khi nào sẽ chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài 

Khi thuộc một số trường hợp nhất định thì Giấy chứng nhận bị chấm dứt hiệu lực. theo quy định ở các trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư (NĐT) quyết định sẽ chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài của mình;
  • Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Căn cứ vào các điều kiện chấm dứt hoạt động theo quy định trong hợp đồng, điều lệ của doanh nghiệp;
  • NĐT chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho NĐT nước ngoài;
  • Nhà đầu tư (NĐT) không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện được  dự án đầu tư theo đúng như tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Và cũng không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư khi đã quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy CNĐT
  • Tổ chức kinh tế ở nước ngoài nơi tiếp nhận đầu tư bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước đó
  • Theo quyết định hay bản án của Tòa án hoặc theo phán quyết của trọng tài.

Trên đây là toàn bộ thông tin về về giấy phép đầu tư ra nước ngoài tại LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ đã giải đáp cho câu hỏi Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở đâu?. Nếu độc giả có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thông tin trên, vui lòng liên hệ tới Đường dây trợ giúp của Công ty chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.