Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 2024

Các dự án đầu tư hiện nay được nhiều đơn vị thực hiện khá phổ biến, vì thế để kiểm soát được hoạt động của các dự án đầu tư, nhà nước quy định cần phải đăng ký xin giấy chứng nhận dự án đầu tư mới được phép đi vào hoạt động. Để tìm hiểu cụ thể về các quy định cũng như hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết của dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

2. Dự án đầu tư là gì?

– Theo quy định tại khoản 4, điều 3, Luật Đầu tư 2020:

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

– Theo quy định tại khoản 5, điều 3, Luật Đầu tư 2020:

“Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.”

– Theo quy định tại khoản 6, điều 3, Luật Đầu tư 2020:

“Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.”

– Theo quy định tại khoản 7, điều 3, Luật Đầu tư 2020:

“Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.”

– Theo quy định tại khoản 7, điều 3, Luật Đầu tư 2020:

“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”

Mẫu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Mẫu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Như vậy có thể hiểu dự án đầu tư là một hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư vào một dự án nào đó, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn nguồn lực để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh cùng chung một mục đích là thu về nguồn lợi theo đúng quy định pháp luật.

3. Điều kiện để đầu tư vào Việt Nam

Để đầu tư vào Việt Nam thì các nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện như sau:

– Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

– Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

* Lưu ý: Đây là điều kiện chung áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tùy vào từng ngành nghề và Quốc gia mà có những điều kiện riêng, để biết rõ điều kiện áp dụng đối với ngành nghề mình muốn đầu từ Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết. 

4. Hồ sơ Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

* Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu)

– Quyết định thực hiện dự án đầu tư của Chủ đầu tư

– Đề xuất thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu)

– Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Quyết định thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức, hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. (các tài liệu này phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt)

– Tài liệu liên quan đến địa điểm thực hiện dự án: Yêu cầu giao đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê nhà,….

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Báo cáo tài chính/ Bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng/ Giấy xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư

– Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (tài liệu phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng việt, đặc biệt có những quy định riêng đối với Hộ chiếu E. Vì vậy, để biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp).

– Văn bản ủy quyền cho công ty thực hiện thủ tục xin chứng nhận đăng ký đầu tư.

Một lưu ý quan trọng với các hồ sơ nộp nêu trên là phải được thực hiện bằng tiếng Việt, với những giấy tờ mang tiếng nước ngoài cần phải thực hiện việc dịch thuật, công chứng trước khi nộp cho cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm về độ xác thực của văn bản gốc và văn bản dịch thuật với cơ quan nhà nước khi thực hiện đăng ký đầu tư.

* Thời gian xử lý và cơ quan sử lý hồ sơ: 

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15-20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Như vậy để xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì các nhà đầu tư cần mấy thời gian từ 15 đến 20 ngày mới nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một dự án nào đó, cùng với đó là cung cấp các giấy tờ hợp lệ cho cơ quan nhà nước theo đúng quy định nêu trên.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5. Các trường hợp phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi thuộc các trường hợp dưới đây thì nhà đầu tư phải thực hiện đăng ký đầu tư với cơ quan chức năng:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế như sau:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ hoặc đa phần thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

Chú ý: Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật nước ta, gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

6. Một số câu hỏi liên quan đến việc đăng ký giấy chứng nhận đầu tư

6.1. Dự án của các nhà đầu tư Việt Nam có cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Dự án của các nhà đầu tư trong nước thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên trong các trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư của mình, thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo đúng quy định như trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

6.2. Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư là những tài liệu nào?

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm: báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất; giấy cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; giấy cam kết hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; hoặc tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (như sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).

6.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp khi đáp ứng được các điều kiện?

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của nhà nước, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Dự án đầu tư đó phải không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư cụ thể;
  • Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch hiện tại;
  • Đáp ứng các điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất và số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy có thể thấy để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì các nhà đầu tư cần đặc biệt xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện được cấp theo từng hạng mục theo quy định của pháp luật. Việc này nhằm đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ trước khi thực hiện việc đăng ký giấy chứng nhận đầu tư với cơ quan nhà nước để tránh mất thời gian, chi phí thực hiện thủ tục giấy tờ.

Các nhà đầu tư có thể thuê một đơn vị chuyên thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện thay mình một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng được tư vấn cụ thể và hiểu hơn về hoạt động đầu tư kinh doanh hợp pháp, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có khiến cho hoạt động đầu tư bị ngừng trệ.

Tóm lại, trên đây là những tìm hiểu về xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất. Nếu còn vướng mắc nào, bạn có thể liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ  để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.