Đầu tư nước ngoài
thu-tuc-xin-giay-phep-dau-tu-ra-nuoc-ngoai

Để có thể đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như có đủ sức mạnh về tài chính, có kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư và có kỹ năng quản lý kinh doanh. Quá trình đầu tư ra nước ngoài có thể có những sự khác biệt nhất định tùy theo từng quốc gia hoặc khu vực. Để đơn giản hóa thủ tục hành chính và thiết lập các yêu cầu đối với nhà đầu tư khi xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, còn gọi là Giấy phép đầu tư nước ngoài Việt Mỹ mời bạn tham khảo bài viết “Thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài” của chúng tôi dưới đây để có thêm thông tin khi quyết định đầu tư ra nước ngoài nhé

1. Đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?

Đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là đầu tư quốc tế) là việc một cá nhân, tổ chức nào đó có vốn và tài sản từ một quốc gia đầu tư vào một quốc gia khác nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới hay muốn tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh ở quốc gia khác. Hiện nay đầu tư nước ngoài thực hiện bằng hai hình thức chính như:

  • Đầu tư bằng hình thức đầu tư trực tiếp: Khi tổ chức, cá nhân mua hoặc thành lập các công ty mới, hay thành lập chi nhánh, hoặc liên doanh trực tiếp tại quốc gia khác. Điều này có thể bao gồm việc sở hữu hoặc quản lý các doanh nghiệp hoặc tài sản trực tiếp.
  • Đầu tư bằng hình thức gián tiếp: Khi tổ chức, cá nhân đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hoặc quỹ đầu tư, liên quan đến doanh nghiệp hoặc dự án ở quốc gia khác mà họ không kiểm soát hoặc quản lý trực tiếp.

Đầu tư nước ngoài sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cơ hội phát triển cho nhà đầu tư, nhưng việc đầu tư này cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro và thách thức cho nhà đầu tư

2. Đăng ký đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?

Khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì Nhà đầu tư cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật  hiện nay để nhằm mục đích đảm bảo các khoản tiền kinh doanh của nhà đầu tư là đúng mục đích, kiểm soát dòng tiền Việt Nam ra nước ngoài. Các điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020, khi nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư phải phù hợp với nguyên tắc theo  quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2020
  • Các ngành nghề đầu tư thì không thuộc trong danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 53 của Đầu tư 2020.  Đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện thì cần đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 54 của Luật đầu tư năm 2020;
  • Nhà đầu tư (NĐT) có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc NĐT có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép;
  • Nhà đầu tư cần có quyết định đầu tư ra nước ngoài;
  • Nhà đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc nộp thuế của nhà đầu tư (Lưu ý thời điểm xác nhận của cơ quan thuế không được quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư)

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Ngày nay, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì cần xin giấy phép đầu tư. Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • 01 Giấy đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu (Mẫu B.I.1 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT);
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân cần cung cấp bản sao CCCD hay hộ chiếu; Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần cung cấp bản sao GCNĐK hoặc tài liệu khác tương đương để xác nhận tư cách pháp lý
  • Bản đề xuất dự án đầu tư;
  • Giấy chứng nhận của cơ quan thuế đã xác nhận việc thực hiện nộp thuế của nhà đầu tư (NĐT) tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho NĐT;
  • Văn bản xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư (GPĐT) hoặc văn bản có giá trị tương đương đất nước tiếp nhận đầu tư, trong GPĐT có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất như Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng cho thuê đất, giao đất;…
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài của NĐT
  • Đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, NĐT nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ,
  • Văn bản ủy quyền nếu uỷ quyền cho người khác thực hiện thay
thu-tuc-xin-giay-phep-dau-tu-ra-nuoc-ngoai
Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài năm 2024

4. Thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài năm 2024

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, NĐT thực hiện theo các bước như sau:

Bước thứ nhất: Nhà đầu tư (NĐT) chuẩn bị hồ sơ theo quy định mà chúng tôi đã nêu trên đây

Bước thứ hai: NĐT nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT);

Bước thứ 3: Bộ KH&ĐT thẩm định hồ sơ cấp phép:

  • Trong thời gian là 03(ba)ngày làm việc kể từ khi cán bộ tiếp nhận nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ KH&ĐT gửi hồ sơ và lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước khác có liên quan.
  • Trong thời gian là 15(mười lăm) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ KH&ĐT tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Trong vòng 90 ngày thì Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước thứ tư: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho NĐT hoặc nếu từ chối thì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do từ chối.

Bước thứ năm: Nhà Đầu tư thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, NĐT muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.

5. Lệ phí xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài 

Nhà đầu tư tại Việt Nam muốn tham gia đầu tư ra nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và chuẩn bị cả về năng lực tài chính để tiến hành thủ tục đầu tư. Một trong các vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm đó là về lệ phí cấp giấy phép đầu tư. NĐT khi tham gia đầu tư vốn, tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc thành lập tổ chức tài chính ra nước ngoài có thể yêu cầu được cấp giấy phép đầu tư tùy theo từng trường hợp đầu tư cụ thể với mức chi phí khác nhau.

Căn cứ theo Điều 3 Luật Phí và Lệ phí 2015 quy định về phí và lệ phí có giải thích về định nghĩa về phí và lệ phí như sau:

  • Phí là số tiền mà một tổ chức hoặc cá nhân chi trả cho các đơn vị có thẩm quyền cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
  • Lệ phí là khoản tiền cố định mà một tổ chức hoặc cá nhân phải trả cho việc thực hiện một dịch vụ hành chính của chính phủ được quy định trong biểu giá được công bố kèm theo kèm theo Luật Phí và Lệ phí.

Theo đó. quy định hiện hành không có quy định về mức phí và lệ phí khi xin phép đầu tư ra nước ngoài, chính vì vậy nên quá trình nhà đầu tư tiến hành xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam sẽ không phát sinh về khoản phí này.

Trên đây công ty LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ đã cung cấp cho bạn đọc bài viết về chủ đề “thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài” và công ty của chúng tôi cung cấp các dịch vụ xin giấy phép cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nếu quý khách hàng nào có nhu cầu có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý một cách nhanh và tiết kiệm nhất.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.