Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như thế nào?
Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay, những hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, quốc tế càng ngày càng trở nên đa dạng. Việc hàng hóa ra vào các cửa khẩu hải quan gia tăng lên làm cho việc xin cấp giấy phép phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian cho cả tổ chức lẫn cơ quan có thẩm quyền xử lý hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được hiểu là? Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cần có những giấy tờ gì? Đây sẽ là vấn đề được nhắc đến trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu là một văn bản mang mục đích chứng minh tính hợp pháp của việc dịch chuyển những hàng hóa nhà dịch vụ trong nước hoặc nước ngoài ra vào các cửa khẩu hải quan với mục đích thương nghiệp. Có thể là hàng hóa trong nước đem trao đổi kinh doanh với các đất nước khác. Văn bản này liên quan tới một hàng hóa nào đấy được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn để có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và những phương tiện vận chuyển khác nhau.

2. Mọi hoạt động xuất nhập khẩu có phải đều cần giấy phép không?

Pháp luật Việt Nam đưa ra quy định cụ thể về các hàng hóa phải xin cấp giấy phép khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Thông thường thì các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đã đăng ký kinh doanh nội địa của mình mà không cần phải đăng kí giấy phép kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đặc biệt nằm trong danh sách hàng hóa cần phải xuất trình giấy phép xuất khẩu. Một số hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu bao gồm trong đó có:

Thuốc tân dược; Động thực vật (Ví dụ để có thể đưa động vật hay thực vật ra nước ngoài bằng con đường xuất khẩu, bạn cần có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y); Mẫu khoáng sản (cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu khoáng sản cùng công văn xin xuất hàng gửi cục Hải quan); Gỗ và các sản phẩm làm ra từ gỗ (cần có giấy chứng nhận xuất khẩu như: bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao); Mỹ phẩm; Chất lỏng, cát, bột than,…(cần có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không); Sách báo, ổ đĩa cứng…

3. Điều kiện cơ bản để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong những năm vừa qua, các chính sách mở cửa kinh tế của nhà nước đã cho phép thị trường Việt Nam nhiều cơ hội kinh doanh tăng trưởng. Trong đó, khuynh hướng kinh doanh xuất, nhập khẩu đa dạng những mặt hàng hóa phát triển vô cùng sôi động. Để có thể tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu, chủ thể kinh doanh cần thực hiện giấy tờ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản sau đây:

– Đăng ký đầy đủ các loại thông tin giá trị có liên quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại mục ngành nghề kinh doanh của công ty;

– Đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép được cấp, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng và đủ các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành và được cấp giấy phép bởi bộ, ngành có liên quan;

– Đối với các hàng hóa thuộc diện phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, cần phải đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm thì phải thông qua sự kiểm tra và chấp thuận, phê duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi xuất nhập khẩu;

– Doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu các loại mặt hàng nằm trong danh sách cấm của pháp luật Việt Nam hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2024

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu đỏ của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật đã đưa ra.

5. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:

– Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ có có những giấy tờ kể trên trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

– Với trường hợp nộp hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ chỉn chu nhất.

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp pháp luật Nhà nước có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan ban ngành liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ bắt đầu tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

– Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy tờ, cấp lại giấy phép do bị mất hoặc thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Thương nhân chỉ cần phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung do cơ quan chức năng liệt kê ra.

+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không được dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Với trường hợp bị từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

6. Một số mã ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành cấp 4

1

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

5210

2

Bốc xếp hàng hóa

5224

3

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải

Chi tiết:

  • Gửi hàng
  • Giao nhận hàng hóa;
  • Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
  • Thu và phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn;
  • Hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan;
  • Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;
  • Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường không;
  • Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa.

5229

4

Dịch vụ đóng gói

8292

5

Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh khác chưa được phân vào đâu

8299

Lưu ý:

– Tùy vào từng loại mặt hàng cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà các mã ngành trên sẽ được đăng ký kèm với mã ngành của lĩnh vực kinh doanh đó.

– Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải đăng ký đầy đủ mã ngành có liên quan để tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung thêm ngành nghề.

Trên đây là thông tin tư vấn của Luật và Kế toán Việt Mỹ về việc xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về các loại dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất nhé.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

 

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.