Tin tức sự kiện
Quy trình các bước đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2024

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một phương thức để công bố thông tin về nhãn hiệu của doanh nghiệp đến với công chúng. Khi nhãn hiệu doanh nghiệp được đăng ký bảo hộ và công bố, phần lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu đó. Nhờ đó mà khách hàng có thể phân biệt được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác cùng ngành liên quan. Vậy điều kiện, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào? Cùng Luật và Kế toán Việt Mỹ giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Khái niệm về đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý đối với thương hiệu của mình sáng lập ra và phát triển thì chủ sở hữu thương hiệu đó cần đăng ký thương hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Trước khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì chủ sở hữu thương hiệu cần nắm được đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì? Để nắm rõ hơn về đăng ký thương hiệu độc quyền, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm về thương hiệu. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng nhãn hiệu, logo hay tên công ty cũng chính là thương hiệu. Vì vậy việc đăng ký bản quyền thương hiệu, có thể xem là phải đăng ký nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo đó, đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm những giấy tờ gì?

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – 2 bản (Tải mẫu);
  • 5 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu đã nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau đây:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).

Các tài liệu bổ sung khác nếu có:

  • Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền chuẩn quy định

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện qua 09 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu;

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

Bước 4: Nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu;

Bước 6: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu;

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn;

Bước 8: Nộp phí, lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Bước 9: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền là bao nhiêu?

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm dịch vụ gồm 6 sản phẩm là 1.000.000 đồng/nhóm.

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, tổng chi phí đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng/1 nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Nếu đăng ký nhãn hiệu từ 2 nhóm sản phẩm, dịch vụ trở lên thì kể từ nhóm thứ 2 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/nhóm.

5. Những lưu ý cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có người đăng ký trước đó.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước.

Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp bị thất lạc (các quyết định, thông báo của Cục đều gửi về theo đường bưu điện dù bạn nộp đơn qua mạng hay trực tiếp).

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể gắn chữ “R” lên nhãn hiệu, bao bì hàng hóa để khách hàng, đối tác có thể nhận biết nhãn hiệu của bạn đã được đăng ký bảo hộ.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận nhãn hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ có thời hạn sử dụng trong vòng 10 năm. Cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực nhưng không được quá 5 năm kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Mỗi văn bằng có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần bảo hộ là 10 năm.

6. Nhãn hiệu độc quyền và thương hiệu độc quyền có gì khác nhau không?

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Khi nói đến thương hiệu, khách hàng thường liên tưởng ngay đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, hiệu quả, lợi ích của khách hàng, đến cách ứng xử của đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp đều đang đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: nhãn hiệu, logo, bao bì, sản phẩm, catalog,…Tuy thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý. Thay vào đó, pháp luật công nhận và bảo hộ thuật ngữ “nhãn hiệu”.

Qua bài viết trên, Luật và Kế toán Việt Mỹ đã giới thiệu đến quý khách hàng quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền chi tiết và tuân thủ theo quy định pháp luật. Đây là thủ tục vô cùng cần thiết của các cá nhân, tổ chức nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất có thể nhé!

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.