Tư vấn đầu tư nước ngoài
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng mà nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài có dự định thành lập công ty. Đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam nhưng chưa nắm được quy định thành lập công ty như thế nào? Vậy, Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam có được không? Đây là câu hỏi của nhiều người nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty ở Việt Nam gửi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Việt Mỹ nhé.

1. Người nước ngoài thành lập công ty tại việt nam có được không?

Theo quy định của khoản 1 Điều 17  Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều này.

Cá nhân mang quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật của nước ngoài thì hoàn toàn có quyền mở công ty tại Việt Nam thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mở công ty tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng được điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

Để thành lập công ty tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập.

Và kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác có giá trị về mặt pháp lý tương đương thì công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện dự án đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

– Nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng được điều kiện tiếp cận thị trường đối với những nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp sẽ thành lập công ty nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư để khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Như vậy, khi người nước ngoài muốn thành lập công ty ở Việt Nam thì phải thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ trường hợp thành lập công ty nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư để khởi nghiệp sáng tạo.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

 

3. Điều kiện người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Khi tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần phải lưu ý một số điều kiện như sau:

– Đối với mỗi lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác nhau sẽ có những điều kiện riêng về thủ tục, tỷ lệ góp vốn, hồ sơ cần chuẩn bị khác nhau.

– Khi thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài phải chứng minh về năng lực tài chính của mình để có thể đầu tư kinh doanh vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng theo quy định.

– Có năng lực về tài chính để thực hiện dự án: người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam phải chứng minh khả năng tài chính thông qua việc chuẩn bị: Xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm mà mang tên nhà đầu tư với số tiền tương ứng khi thành lập công ty tại Việt Nam.

– Người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án đúng quy định: có hợp đồng thuê nhà/ văn phòng tại Việt Nam để đăng ký làm trụ sở khi thành lập công ty. Khi thuê tòa nhà cao tầng có bao gồm chức năng kinh doanh thương mại thì cần cung cấp về hợp đồng thuê địa điểm trụ sở có chức năng kinh doanh thương mại.

<lớp yoastmark=

4. Hồ sơ chuẩn bị khi thành lập công ty cho người nước ngoài ra sao?

Theo quy định thì việc chuẩn bị những giấy tờ để tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty là việc đầu tiên cần phải hoàn tất để tiến hành các thủ tục tiếp theo khi người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam.

4.1 Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty ở Việt Nam thì sẽ cần tiến hành xin cấp Giấy phép đầu tư. Thủ tục để xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm:

– Giấy đề nghị để được cấp Giấy phép đầu tư.

– CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD kèm theo các tài liệu để xác minh tư cách pháp nhân có xác nhận của lãnh sự.

– Báo cáo năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam. Nội dung báo cáo phải thể hiện được rõ nguồn vốn đầu tư mà người nước ngoài sẽ sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng về tài chính để thực hiện. Nhà đầu tư nước ngoài có thể nộp kèm 2 loại giấy tờ sau để chứng minh được khả năng, năng lực tài chính: Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân) và Xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân)

– Đề xuất về dự án đang đầu tư.

– Đề xuất về nhu cầu cần sử dụng đất nếu công ty có sử dụng đất thuê tại Việt Nam.

Sau đó nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch & đầu tư để được cấp Giấy phép đầu tư sau thời gian 15 ngày.

4.2 Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi cấp Giấy phép đăng ký đầu tư, cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ cụ thể gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty

– Danh sách thành viên tham gia việc thành lập công ty

– Dự thảo về điều lệ Công ty tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài dự định thành lập. Dự thảo về Điều lệ công ty phải đảm bảo đầy đủ chữ ký của: Người đại diện theo pháp luật, các cổ đông tham gia sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông tham gia sáng lập đối với việc thành lập công ty cổ phần. Hoặc người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của công ty, các thành viên công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với việc thành lập công ty TNHH.

– Văn bản xác nhận về tư cách pháp lý của người nước thành lập công ty tại Việt Nam:

* Đối với nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân:

– Nếu người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam với loại hình công ty TNHH 2 thành viên, CTCP và công ty Hợp danh thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ của Quyết định thành lập công ty, GCN đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý tương đương khác.

– Nếu là thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì cần chuẩn bị bản sao hợp lệ của Quyết định thành lập, GCN đăng ký kinh doanh và Điều lệ của chủ sở hữu công ty.

* Đối với cá nhân:

– Bản sao hợp lệ 1 trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau: Giấy CMND, thẻ CCCD, hộ chiếu còn hiệu lực hoặc giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực

– Quyết định ủy quyền (nếu ủy quyền đại diện cho người khác) đối với nhà đầu tư là tổ chức; kèm theo Bản sao hợp lệ có công chứng của các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

– Nếu như công ty có sử dụng vốn của nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn của nhà nước để đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hợp đồng liên doanh đối đối với hình thức đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế có liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước

– Ngoài ra, người nước ngoài muốn thành công ty ở Việt Nam cần cung cấp thêm: Hồ sơ về năng lực kinh nghiệm của người nước ngoài thành lập công ty và văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chính công ty (hợp đồng thuê nhà/ văn phòng hợp pháp).

Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch & đầu tư. Sở Kế Hoạch & đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho công ty sau 3 – 6 ngày nếu như hồ sơ đảm bảo hợp lệ.

5. Nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam gặp vấn đề gì?

5.1 Người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Theo Luật đầu tư 2020 quy định thì người nước ngoài thành lập công ty ở Việt nam cần chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau: Hộ chiếu cá nhân hợp pháp; xác nhận tài khoản ngân hàng có số dư tương ứng với vốn đầu tư ở Việt Nam; hồ sơ về địa điểm để thực hiện dự án.

5.2 Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam có mất nhiều thời gian?

Theo quy định Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thời gian người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam là khoảng 20 – 25 ngày làm việc.

5.3 Người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần bao nhiêu vốn?

Pháp luật Việt Nam không có quy định vốn đầu tư tối thiểu của người nước ngoài khi có dự định thành lập công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị số vốn đầu tư phù hợp để có thể hoạt động được dự án tại Việt Nam.

5.4 Người nước ngoài khi thành lập công ty ở Việt Nam sẽ được cấp những loại giấy nào?

Người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.

5.5 Cá nhân nước ngoài được xem là nhà đầu tư nước ngoài không?

Tại khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 quy định về nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy cá nhân nước ngoài có thể thành lập công ty tại Việt Nam mà không cần thành lập tổ chức.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam của Việt Mỹ. Nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình thành lập công ty khi là người nước ngoài hoặc các vấn đề khác có liên quan, hãy liên hệ tới LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.