Tin tức sự kiện
mau-giay-phep-kinh-doanh

Mẫu giấy phép kinh doanh là văn bản không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh hợp pháp. Được cấp bởi cơ quan chức năng, giấy phép này không chỉ là sự xác nhận quyền kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là minh chứng cho việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Hiểu rõ về nội dung, quy trình và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh là bước khởi đầu quan trọng để doanh nghiệp tự tin và bền vững trên con đường phát triển.

1. Quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh

Trên thực tế hiện nay thì hoạt động kinh doanh đã diễn ra rất phổ biến với đa dạng các mặt hàng cũng như dịch vụ. Để một doanh nghiệp được phép kinh doanh trong các lĩnh vực trong cuộc sống thì doanh nghiệp đó cần phải có giấy phép kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với một số ngành nghề đầu tư nhất định thì khi các các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực ngành nghề đó thì cần phải  đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cũng như phải đảm bảo việc duy trì những điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình, khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện nhất định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó. 

Theo đó thì sự cho phép này sẽ được thể hiện dưới dạng giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 

Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26/08/2020 thì ta có thể hiểu giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho các cá nhân hay tổ chức khi đáp ứng được các điều kiện để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Một số loại giấy phép thường gặp đó là  các mẫu  giấy phép hay giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận về kinh nghiệm làm việc, hoặc thể hiện dưới dạng các hình thức văn bản khác ….

Cần lưu ý để phân biệt rằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không hẳn là giấy phép kinh doanh. Thông thường thì các doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới đủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh. Vậy nên người ta thường gọi loại giấy phép kinh doanh này là giấy phép con của các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký kinh doanh. 

Tùy thuộc vào từng ngành nghề hoạt động mà doanh nghiệp cần có loại giấy phép kinh doanh khác nhau,  chẳng hạn như:

  • Khi kinh doanh các ngành nghề như: Nhà ở, nhà trọ, khách sạn, quát hát karaoke, nhà hàng, cửa hàng xăng dầu… Thì doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
  • Đối với các cơ sở kinh doanh liên quan đến dịch vụ ăn uống, hay chế biến thực phẩm  thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 
  • Giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề kinh doanh về du lịch;
  • Đối với ngành nghề kinh doanh liên quan đến rượu bia hay thức uống có cồn khác: Giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc bán lẻ rượu….
  • Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự ….

Ngoài việc có tính chất thông hành thì có thể hiểu giấy phép kinh doanh đóng vai trò như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nhất định. 

2. Điều kiện cần phải đáp ứng khi xin cấp Giấy phép kinh doanh 

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng xin cấp cũng như các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau mà điều kiện đối với mỗi loại giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau.

2.1 Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh với những điều kiện cần đáp ứng khác nhau. Thông thường sẽ có các điều kiện chủ yếu như:

  • Các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh như: Giấy chứng nhận về An toàn thực phẩm, về phòng cháy chữa cháy, về an ninh trật tự…
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Các phòng khám tư nhân, văn phòng công chứng, văn phòng luật, trung tâm giáo dục… Tùy vào từng ngành nghề, khác nhau mà việc yêu cầu số lượng người chứng chỉ cũng như vị trí của người có chứng chỉ hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau, điều này  được quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành.
  • Các điều kiện liên quan đến vốn ( thường là vốn pháp định) như: Kinh doanh bất động sản …Thông thường thì điều kiện về vốn này hay được đặt ra đối với những ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp cao hoặc yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.

2.2 Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước hay vùng lãnh thổ có cùng Việt Nam là thành viên tham gia Điều ước quốc tế mà có cam kết mở cửa thị trường

  •  Đáp ứng được các điều kiện về tiếp cận thị trường đã được ghi nhận tại Điều ước quốc tế;
  •  Có kế hoạch về tài chính;
  •  Trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam từ một năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn.

Trường hợp 2: Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các nước hoặc  vùng lãnh thổ  cùng Việt Nam tham gia Điều ước quốc tế. Hoặc đối với các dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  •  Khi thực hiện đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thì phải có kế hoạch về tài chính;
  • Trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam từ một năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn.

Ngoài ra những doanh nghiệp này cần phải đáp ứng một số tiêu chí khác như:

  • Phải phù hợp với các quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Trong cùng lĩnh vực hoạt động trong nước thì phải phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp;
  •  Có khả năng trong việc tạo ra các việc làm cho người lao động trong nước;
  • Có khả năng và một mức độ đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước.

Căn cứ để xem xét chấp thuận và cấp Giấy phép kinh doanh

Trong một số trường hợp nhất định thì Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành căn cứ vào một số nội dung sau để xem xét chấp thuận việc cấp Giấy phép kinh doanh:

– Phù hợp với quy hoạch và  chiến lược phát triển đối với từng ngành và lĩnh vực của mỗi vùng hoặc của  quốc gia.

– Phù hợp với tiến trình đàm phán về việc mở cửa thị trường của nước ta.

– Phù hợp với nhu cầu mở cửa thị trường của nước ta.

– Các vấn đề về ngoại giao, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội….

3. Mẫu giấy phép kinh doanh năm 2024 có những nội dung gì?

Như đã phân tích ở trên thì đối với mỗi ngành nghề kinh doanh cũng như để phù hợp với mục đích kinh doanh khác nhau thì sẽ có những loại văn bản đóng vai trò là giấy phép kinh doanh khác nhau, thông thường thì giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Các thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp và thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Loại hình kinh doanh;
  • Thông tin về loại hình hàng hóa, sản phẩm hay loại dịch vụ mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc phân phối;
  • Phạm vi của hoạt động kinh doanh;
  • Lời chứng nhận về việc đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thời hạn của giấy phép kinh doanh;
  • Chữ ký, đóng dấu của cơ quan người có thẩm quyền cấp giấy phép;
  • Một số nội dung liên quan khác theo quy định.

Đa số những loại hình giấy phép kinh doanh này đều sẽ có thời hạn áp dụng nhất định,  khoảng thời hạn này sẽ căn cứ vào từng ngành nghề khác nhau. Khi giấy phép hết hạn, thì việc thực hiện thủ tục gia hạn hoặc xin cấp mới giấy phép kinh doanh là điều bắt buộc để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

mau-giay-phep-kinh-doanh
Mẫu giấy phép kinh doanh 

4. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bao gồm những giấy tờ nào?

Thông thường thì để được cấp giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện ( tùy vào từng lĩnh vực  mà sẽ có mẫu đơn khác nhau được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành);
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như: chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty;
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp, cũng có thể là của cổ đông sáng lập nên công ty hoặc là thành viên góp vốn;
  • Các giấy tờ chứng minh được trình độ nghiệp vụ hoặc kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành trong một số lĩnh vực nhất định;
  • Các loại văn bản hoặc tài liệu liên quan khác được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Do sự khác nhau của các ngành, nghề kinh doanh trong các lĩnh vực nên tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những điều kiện khác nhau, do đó sẽ có sự khác nhau về: cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết và cấp giấy phép ….

Trên đây là bài viết với nội dung liên quan về chủ đề “ Mẫu giấy phép kinh doanh năm 2024 có những nội dung gì?” của LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ, hi vọng những thông tin mà chúng chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả. Khi quý khách hàng gặp phải bất kỳ vướng mắc cần giải đáp nào liên quan đến vấn đề pháp lý trong cuộc sống  thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết rằng quý khách hàng sẽ được tận hưởng những dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.