Hướng dẫn cách đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Hướng dẫn cách đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ không hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể ủa mình trong hồ sơ doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp có sự thay đổi, hay bổ sung về ngành nghề kinh doanh thì cần phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Và Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận nội dung thay đổi đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây, Luật và Kế toán Việt Mỹ sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, cách đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đến với quý bạn đọc.

1. Điều kiện cần đáp ứng khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Điều kiện cần đáp ứng khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Điều kiện cần đáp ứng khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bạn cần đáp ứng các điều kiện dưới đây để có thể thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh:

– Đăng ký bổ sung mã ngành nghề kinh doanh phải nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trường hợp ngành nghề kinh doanh đó không nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật khác.

– Ngành nghề kinh doanh bổ sung không được nằm trong nhóm 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật;

– Nếu ngành nghề đăng ký thuộc trong danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đảm bảo phải đáp ứng được các điều kiện quy định về ngành nghề đó;

– Ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung không được trùng với ngành nghề đã đăng ký trước đó. Trường hợp muốn bổ sung nội dung chi tiết ngành nghề thì phải giảm mã ngành cũ, sau đó thêm mã ngành nghề kinh doanh mới thay thế;

– Doanh nghiệp khi mới thành lập chưa đăng ký số điện thoại/email/fax, khi thực hiện thủ tục thay đổi, thêm/giảm mã ngành nghề kinh doanh thì phải đính kèm thêm việc bổ sung thông tin liên hệ công ty.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm những giấy tờ gì?

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);

– Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

– Giấy ủy quyền cho Việt Mỹ thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

– Tùy loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề có sự khác nhau như: Biên bản, Quyết định, Thông báo thay đổi về ngành nghề kinh doanh có sự khác nhau. Quý khách hàng lưu ý nếu tự nộp hồ sơ thì cần cẩn thận để không bị từ chối hồ sơ từ cơ quan chức năng, phải nộp đi nộp lại nhiều lần).

3. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh.

– Trong trường hợp hồ sơ đủ giấy tờ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

– Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích rõ lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

– Sau khi tiến hành đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

– Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông.

4. Cách tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam

Sau khi hoàn thành thủ tục điều chỉnh ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn không cần phải làm thủ tục thông báo thuế, mọi thông tin ngành nghề thay đổi sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với các ngành nghề có điều kiện yêu cầu giấy phép con như: dịch vụ lữ hành, khách sạn… thì ngay sau khi hoàn thành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần phải làm thêm thủ tục xin cấp giấy phép con để được hoạt động ngành nghề đó.

Để tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện theo 1 trong 3 cách dưới đây:

Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;
Cách 2: Tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Cách 3: Tra mã ngành nghề online tại tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.

5. Cần lưu ý những gì khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trong mỗi bộ hồ sơ, thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh là tài liệu có vai trò vô cùng quan trọng và cũng phức tạp nhất. Người chuẩn bị hồ sơ cần dùng mẫu thông báo theo đúng quy định. Mẫu thông báo có thể tìm kiếm và download tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Hoặc bạn có thể liên hệ với văn phòng Luật và Kế toán Việt Mỹ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Các nội dung bắt buộc kê khai trong mẫu thông báo cần được chính xác. Một số thông tin có trong mẫu thông báo gồm có: Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa); Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nội dung thông báo thay đổi; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên.

Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh:

  • Khi ghi mã ngành nghề đăng ký kinh doanh trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi đúng mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QD – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
  • Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (Việt Nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề hoạt động kinh doanh khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Bài viết trên Luật và Kế toán Việt Mỹ đã cung cấp thông tin về “quy trình đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh”. Hy vọng vài viết này hữu ích đối với quý độc giả. Nếu muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến Luật và Kế toán Việt Mỹ để được tư vấn tận tình nhất nhé.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

 

3/5 - (2 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.