Tin tức sự kiện
Hồ sơ thành lập hiệp hội năm 2024 gồm có những giấy tờ gì?

Hiệp hội là một trong những khái niệm khá phổ biến hiện nay, chúng ta có thể thấy nhiều cái tên gắn liền với hội được lập nên mang ý nghĩa khác nhau. Vậy pháp luật có quy định về hiệp hội và thành lập hiệp hội như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết đưới dây để biết cụ thể về quy định hồ sơ thành lập hiệp hội mới nhất 2024.

1. Điều kiện thành lập hiệp hội

Điều kiện thành lập hiệp hội
Điều kiện thành lập hiệp hội

Hội là một tổ chức tự nguyện của công dân Việt Nam liên quan đến cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới hoặc cùng một mục đích nào đó. Hội được lập ra nhằm cùng hỗ trợ nhau về một vấn đề nào đó liên quan. Ví dụ hội đồng hương là những người cùng sinh ra trong phạm vi một vùng đất, cùng nhau liên lạc, hỗ trợ lẫn nhau tại một đơn vị trường học hoặc một đất nước xa lạ. Vậy hội này được thành lập có điều kiện gì và hồ sơ như thế nào?

Điều kiện để thành lập hội theo Điều 5 Nghị định 45/2010 của Chính Phủ như sau:

– Hội phải có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

– Hội phải có điều lệ;

– Hội phải có trụ sở;

– Hội có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

  • Với phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh thì phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh thành tự nguyện và đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Với hội có phạm vi hoạt động trong một tỉnh thì có ít nhất 50 công dân, tổ chức trong tỉnh tự nguyện và có đơn đăng ký thành lập hội;
  • Với phạm vi hoạt động trong huyện thì có ít nhất 20 công dân, tổ chức trong huyện tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Với phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất là mời công dân hoặc tổ chức trong xã tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Với hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước thì phải có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
  • Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
  • Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn thì số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010 của Chính Phủ này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Như vậy có thể thấy điều kiện về thành viên đạt tiêu chuẩn của phạm vi hoạt động của hiệp hội là khác nhau, phạm vi hoạt động càng lớn thì số lượng thành viên càng lớn. Cùng với đó thành viên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện đăng ký tham gia chứ không phải ép buộc. Vì thế khi vận động những thành viên tham gia cần làm đơn xin tham gia hội, không có đơn xin tham gia thì không được tính là thành viên hội.

Ví dụ hiện nay có không ít hội lớn được thành lập như hội sinh viên Việt Nam là một trong những hội lớn được thành lập lâu đời. Hội sinh viên Việt Nam được hoạt động đầy đủ tại các trường đại học lớn nhỏ trên khắp cả nước, hội sinh viên được thành lập nhằm để hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên Việt Nam. Vì thế hội được thành lập khi đủ điều kiện và phù hợp với định hướng phát triển của từng nhóm đối tượng trên cả nước.

2. Hồ sơ thành lập hiệp hội cần có những giấy tờ quan trọng nào?

Hồ sơ xin phép thành lập hội được quy định theo Điều 7 Nghị định 45/2010 của Chính Phủ (sửa đổi tại Nghị định 33/2012 của Chính Phủ) như sau:

  • Đơn xin phép thành lập hội.
  • Dự thảo điều lệ hiệp hội
  • Danh sách những thành viên trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở.
  • Bản kê khai những tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp.

Như vậy khi thành lập hiệp hội cũng cần hoàn thành những giấy tờ liên quan để cơ quan nhà nước lưu trữ hồ sơ hiệp hội và có thể quản lý việc hoạt động của hội. Hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ như trên trước khi đem nộp tại cơ quan nhà nước, mỗi phạm vi hoạt động sẽ phải nộp tại cơ quan khác nhau, mỗi phạm vi sẽ được một cơ quan phụ trách và quản lý.

Hồ sơ thành lập hiệp hội cần có những giấy tờ quan trọng nào?
Hồ sơ thành lập hiệp hội cần có những giấy tờ quan trọng nào?

3. Quy trình thành lập hiệp hội có mấy bước?

Để thành lập hiệp hội thì cần phải thực hiện những bước như sau:

Bước 1: Hội lập ban vận động

Ban vận động cần đạt chuẩn những số lượng thành viên nhất định tùy thuộc vào phạm vi hoạt động như sau:

  • Với phạm vi hoạt động trong cả nước, liên tỉnh thì ban vận động có ít nhất mười thành viên;
  • Với phạm vi hoạt động trong tỉnh thì ban vận động có ít nhất năm thành viên;
  • Với phạm vi hoạt động trong huyện, xã thì ban vận động có ít nhất ba thành viên;
  • Với hiệp hội của tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trên cả nước thì phải có ít nhất 5 thành viên trong ban vận động, còn hiệp hội có phạm vi trong tỉnh thì có ít nhất ba thành viên đại diện cho tổ chức kinh tế.

Hồ sơ để thành lập ban vận động bao gồm: đơn xin công nhận ban vận động thành lập và danh sách, trích ngang của những thành viên dự kiến trong ban vận động thành lập hội.

Hồ sơ được nộp đầy đủ tại:

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có phạm vi hoạt động trong cả nước.
  • Sở quản lý về ngành và lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động hoạt động trong phạm vi tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận thuộc tỉnh khi thành lập ban vận động có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Thời gian để ban vận động được cấp phép hoạt động là trong vòng 30 ngày. Sau khi nộp hồ sơ liên quan đến lập ban vận động thì sẽ được cơ quan duyệt trong vòng 30 ngày, sau 30 ngày đó thì thành viên trong ban vận động có quyền được vận động và lên danh sách những thành viên tham gia hội trong phạm vi đã đăng ký. Sau khi hoạt động một thời gian nhất định thì được phép là hồ sơ lập hội. Vì để lập được hội thì hội phải đạt số lượng thành viên tham gia nhất định theo phạm vi hoạt động, phạm vi càng lớn thì thành viên tối thiểu càng lớn, tránh việc hoạt động và vận động không hiệu quả và ít thành viên tham gia.

Bước 2: Lập Hội

Để lập hội cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn xin phép thành lập hội;
  • Dự thảo những điều lệ của hội;
  • Dự kiến những phương hướng hoạt động của hội;
  • Danh sách những thành viên trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Danh sách này được cơ quan nhà nước duyệt qua bước trên)
  • Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
  • Văn bản xác nhận địa điểm dự kiến đặt trụ sở của hội.
  • Bản kê khai những tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp

Sau khi chuẩn bị những giấy tờ trên đây thì thực hiện thủ tục tại những cơ quan hành chính như sau:

– Nộp tại bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Nộp tại chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Thời gian chờ được cấp phép là trong khoảng 60 ngày.

Bước 3: Tiến hành Đại hội

Trong thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực thì ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội. Trong vòng 90 ngày này, các thành viên cần lên kế hoạch đại hội, ngày giờ, chương trình đại hội và phương thức bầu tại đại hội để đại hội được đi đến kết quả thành công, trong đó việc bầu cử ban lãnh đạo đại hội là quan trọng nhất nên cần có danh sách những thành viên tiêu biểu để các thành viên tham bầu cử.

Đây là hoạt động bắt buộc đối với hội mới thành lập, phải tiến hành đại hội để thông qua các nội dung và hoạt động của hội với thành viên của hội. Và hằng năm hoạt động đại hội vẫn phải tiến hành định kỳ để báo cáo về hoạt động của đại hội trong vòng 1 năm, nên hoạt động đại hội thường xuyên cũng đảm bảo cho việc hội được hoạt động liên tục và phát triển.

Bước 4: Báo cáo kết quả Đại hội

Trong thời hạn khoảng ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, thì ban lãnh đạo hội gửi tài liệu báo cáo đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:

– Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội đã được duyệt vào ngày đại hội;

– Biên bản bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) có kèm theo lý lịch người đứng đầu hội;

– Chương trình hoạt động của hội (Chương trình hoạt động của hội là chương trình, định hướng xây dựng chương trình liên quan đến lĩnh vực hội theo đuổi và đem lại những lợi ích gì cho xã hội)

– Nghị quyết đại hội, nghị quyết được duyệt và thông qua tại đại hội đã tổ chức.

Như vậy có thể thấy để hội được hoạt động cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan với cơ quan nhà nước, không được phép hoạt động tự phát. Việc thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đến hội nhằm để cơ quan nhà nước kiểm soát những hoạt động của hội phù hợp với định hướng và hướng đến với mục đích của hội, đưa hội phát triển và giúp đỡ những thành viên trong hội có chung mục đích phát triển.

Trên đây là những tìm hiểu của Kế toán Việt Mỹ về Quy định hồ sơ thành lập hiệp hội. Hãy liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ khi  có thắc mắc về những quy định liên quan đến việc thành lập hiệp hội.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.