Tư vấn dịch vụ doanh nghiệp
giay-phep-mo-phong-kham-chuyen-khoa-noi

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khám bệnh và điều trị ngày càng cao của cả nước, số lượng  cơ sở y tế ngày càng tăng, tập trung vào các phòng khám chuyên khoa nội như: tim mạch, hô hấp, thần kinh… Tuy nhiên, để một cơ sở y tế chuyên khoa nội có thể hoạt động phải đáp ứng  nhiều  điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là trở ngại khiến nhiều người gặp khó khăn khi mở phòng khám. Bạn đã có đủ điều kiện, không gian và kinh phí để mở  phòng khám về chuyên khoa nội, nhưng bạn không biết  làm cách nào để nhận được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động cho phòng khám. Do vậy Công ty Luật và Kế toán Việt Mỹ xin gửi đến độc giả bài viết về Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội theo quy định pháp luật hiện hành, để phần nào giải quyết được những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Khám chữa bệnh năm 2009

2. Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội là gì?

Phòng khám chuyên khoa Nội là cơ sở y tế khám bệnh , điều trị và chăm sóc sức khỏe liên quan đến các bệnh nội khoa như các bệnh về tim mạch , tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp và các bệnh khác,…. Bác sỹ chuyên khoa nội là những chuyên gia trong lĩnh vực nội khoa , có trình độ chuyên môn cao và hiểu biết rộng rãi về các bệnh và kỹ thuật nội khoa liên quan đến nội khoa. 

– Đối với phòng khám nội tổng hợp, phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm:

  • Sơ cứu, khám thực thể, điều trị các bệnh thông thường không phải là các thủ thuật chuyên khoa;
  • Thực hiện điện tâm đồ, điện não, điện cơ, tuần hoàn não, siêu âm và nội soi tiêu hóa (nếu bác sĩ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật này có chứng chỉ đào tạo chuyên môn của bệnh viện tuyến trên tuyến tỉnh trở lên).
  • Khi thực hiện nội soi tiêu hóa phải có chứng chỉ hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 18 tháng trở lên.
  • Các kỹ năng chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt căn cứ vào năng lực thực tế của người thầy thuốc hành nghề và điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất y tế của phòng khám.

– Phòng khám chuyên khoa Nội (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và các chuyên khoa nội khác): Sơ cứu, khám và điều trị các bệnh chuyên khoa nội;

Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phòng khám chuyên khoa nội khi phòng khám này đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội thể hiện tính hợp pháp của phòng khám

3. Mở phòng khám chuyên khoa nội cần đáp ứng điều kiện gì?

Phòng khám chuyên khoa nội là phòng khám mà sẽ có những quy chuẩn và quy định đặc biệt. Phòng khám chuyên khoa nội sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi thỏa mãn một số điều kiện theo quy định. Theo đó phòng khám chuyên khoa nội đó cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Về cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa nội

  • Phòng khám chuyên khoa nội phải có  địa điểm cố định 
  • Phòng khám chuyên khoa nội phải bảo đảm được các điều kiện về an toàn bức xạ, an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định;
  • Phòng khám chuyên khoa nội phải có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế đã sử dụng để sử dụng lại.

Về trang thiết bị tại phòng khám chuyên khoa nội

Các phòng khám chuyên khoa nội thường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất y tế hiện đại phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của khoa nội để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh.

Về nhân lực làm việc tại phòng khám chuyên khoa nội

Phòng khám chuyên khoa nội cần phải có một nhân lực chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa nội theo quy định
  • Có thời gian hành nghề khám chữa bệnh tối thiểu là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tối thiểu là 54 tháng;
  • Người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn phải là Người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chuyên khoa nội đang thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa nội. Người này sẽ làm việc tại Phòng khám chuyên khoa nội theo thời gian hoạt động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của phòng khám.
  • Các đối tượng khác của phòng khám khi tham gia vào quá trình khám chữa bệnh nhưng không yêu cầu phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện hành thì chỉ được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo sự phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa nội. Việc phân công người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải được thể hiện bằng văn bản;
Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội
Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội

4. Xin cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội cần giấy tờ gì?

Hiện nay, do tính chất công việc nên nhiều người thích đến các phòng khám tư ngoài giờ làm việc để khám và điều trị. Do vậy, nhiều trung tâm y tế, phòng khám tư nhân được thành lập. Hiện nay việc mở phòng khám tư nhân ngoài giờ làm việc là hoàn toàn có thể. Về việc xin cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội thì người có nhu cầu sẽ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội

+ Bản sao GCN đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân

+ Bản sao GCN đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có vốn đầu tư nước ngoài 

+ Người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn kỹ thuật thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:

  • Các Giấy tờ tuỳ thân như CCCD, sổ hộ chiếu,..
  • Bản sao các bằng cấp về chuyên môn khám chữa bệnh
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề (CCHN) của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bản sao);
  • Bản sao Giấy xác nhận quá trình công tác trước đây (nếu có)
  • Các giấy tờ khác như: Giấy khám sức khoẻ hay sơ yếu lý lịch (nếu cần)

+ Bản dự kiến về phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám

+ Tài liệu kê khai chứng minh về chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực của phòng khám phù hợp với hoạt động chuyên môn của phòng khám

+ Tài liệu về nhân lực như: Danh sách nhân lực hành nghề tại phòng khám, hợp đồng lao động cũng như các chứng chỉ cần thiết để được tham gia vào quá tình làm việc.

+ Ngoài ra cần có một số giấy tờ khác như: HĐ thu gom rác thải y tế nguy hại; Tài liệu về hệ thống xử lý nước thải nếu những phòng khám chuyên khoa nội có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh của mình.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5. Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội năm 2024

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định thì chủ thể muốn xin cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội sẽ thực hiện theo các thủ tục mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây để xin cấp phép hoạt động cho phòng khấm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện hoặc người đứng đầu phòng khám chuyên khoa nội sẽ nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho cơ quan có thẩm quyền (ở đây là Trung tâm giao dịch hành chính của Sở Y Tế).

Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và yếu tố đầy đủ của hồ sơ: Nếu trong trường hợp hồ sơ bị thiếu hay hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ đó có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ xin cấp phép sửa đổi hoặc bổ sung theo đúng quy định.

Bước 2: Nộp lệ phí

Khi nộp hồ sơ bạn phải đóng đầy đủ lệ phí theo quy định. Theo quy định thì lệ phí hành chính nhà nước là 4.300.000 ngàn đồng

Bước 3:  Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ theo quy định

Sau khi xong về bước hồ sơ thì Sở Y tế sẽ tổ chức cử một đoàn có năng lực chuyên môn xuống thẩm định về cơ sở vật chất thực tế của phòng khám nội khoa đó xem có đủ yêu cầu hay không, ngay tại buổi thẩm định thì đoàn thẩm định của Sở Y tế sẽ gửi Biên bản thẩm định hồ sơ của phòng khám và Biên bản thẩm định cơ sở vật chất của phòng khám

Thời gian giải quyết hồ sơ là 90 ngày thì cơ quan là Sở Y tế phải tiến hành thẩm định, nếu đã đầy đủ hồ sơ và đã đáp ứng điều kiện thì phải cấp Giấy phép hoạt động cho phòng khám

Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ xin giấy phép mở phòng khám chuyên khoa nội theo lịch hẹn

Trong khoảng thời gian  là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc Sở Y tế sẽ cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa nội,  kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ.

Làm việc trong lĩnh vực sức khỏe con người nói chung và mở phòng khám chuyên khoa nội nói riêng  là một công việc quan trọng và có điều kiện. Vì vậy, cần phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý để xin giấy phép mở phòng khám trong nước. Nếu bạn đang gặp rắc rối với điều này. Công ty LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ có thể giúp đỡ cho bạn. Liên hệ chúng tôi qua cách thức chúng tôi để trên màn hình để được tư vấn hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.