Tư vấn dịch vụ trong nước
Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không

Hiện nay, ngoài công việc giảng dạy thì nhiều giáo viên còn có nhu cầu thực hiện  hoạt động đầu tư kinh doanh riêng, làm thêm việc ngoài giờ để có thể gia tăng thu nhập. Vậy theo quy định của pháp luật thì giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không? Đây là câu hỏi được rất nhiều giáo viên đặt ra, để giải đáp những thắc mắc này của quý độc giả, Luật Việt Mỹ sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Cá nhân, tổ chức nào có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

Theo quy định của pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức đề có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ một số trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

  • Những cá nhân, tổ chức sau đây không có quyền thực hiện việc thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  • Cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước để tiến hành thành lập doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng tại các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp tại các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện việc quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc trực tiếp quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ tại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện việc quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người đã thành niên mà người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đã thành niên mà người bị mất năng lực hành vi dân sự; người đã thành niên nhưng khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc những tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ở cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc hoặc người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định và các trường hợp khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Phá sản.
  • Các tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động trong 1t số lĩnh vực nhất định được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

2. Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Để trả lời câu hỏi : ” Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?”. Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 viên chức là những công dân Việt Nam được tuyển dụng vào các vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nơi làm việc của Viên chức sẽ là các đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức sẽ được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập đó theo quy định của pháp luật.

Cũng tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 này đã có giải thích rõ thế nào là đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là các tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội tiến hành thành lập theo quy định của pháp luật, đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân và cung cấp dịch vụ công, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.

Theo quy định trên, có thể thấy chỉ những trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị hoặc các tổ chức chính trị – xã hội tiến hành thành lập thì mới coi là đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy những giáo viên được biên chế viên chức trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông mới được coi là viên chức và những giáo viên này sẽ không có quyền được thành lập doanh nghiệp. Còn đối với những giáo viên dạy trường dân lập không phải viên chức thì vẫn có thể tham gia thành lập quản lý doanh nghiệp như các cá nhân khác.

Theo như khái niệm đã phân tích ở trên, đối với giáo viên là viên chức sẽ được phép tham gia thành lập doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến quy định trên là bởi pháp luật muốn hạn chế tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền (người giữ vị trí lãnh đạo), lợi dụng mối quan hệ dẫn đến tình trạng tiêu cực có thể dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thực hiện việc thu lợi bất chính. Cũng bởi lý do đó mà luật phòng chống tham nhũng có quy định cấm các cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, quản lý, điều hành hoặc tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, trường học tư, bệnh viện tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Bởi vậy, theo quy định hiện hành thì giáo viên không phải là đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

3. Giáo viên có được quyền được góp vốn, mua cổ phần không?

Tuy không được quyền thành lập doanh nghiệp, nhưng giáo viên vẫn có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần theo như quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:

  • Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp sau đây:
  • Cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước để tiến hành thành lập doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định tại luật về cán bộ, công chức.

Trong đó, tại Điều 14 Luật Viên chức có quy định, giáo viên có quyền tham gia hoạt động kinh doanh hoặc làm việc ngoài thời gian quy định, cụ thể:

  • Được tham gia hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc đã quy định trong hợp đồng làm việc, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Được ký hợp đồng vụ, việc với tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nếu pháp luật không cấm tuy nhiên phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị quản lý.
  • Được góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, trường học tư, bệnh viện tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Như vậy, chỉ cần không tham gia vào việc điều hành, quản lý doanh nghiệp thì giáo viên của trường công vẫn có thể được góp vốn kinh doanh như bình thường. Những quy định này chỉ áp dụng đối giáo viên là viên chức và làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập. Đối với những giáo viên làm việc tại các trường tư thục, dân lập thì pháp luật hiện hành không cấm thành lập doanh nghiệp hay góp vốn kinh doanh.

Trên đây là những tư vấn của Luật Việt Mỹ về vấn đề giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không Qua đó có thể thấy được nếu bạn là viên chức và làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thì sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Nếu quý bạn đọc có thêm những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.