Tin tức sự kiện
dang-ky-thuong-hieu-doc-quyen

Đăng ký thương hiệu độc quyền là cụm từ tương đối quen thuộc trong những năm gần đây. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì sự độc quyền về thương hiệu ngày càng được nâng cao. Thương hiệu là cách nhận diện sản phẩm tốt nhất đối với người sử dụng các sản phẩm đó. Nhưng để đăng ký bảo về thương hiệu thì không phải ai cũng biết thực hiện như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Luật và kế toán Việt Mỹ để tìm hiểu về thủ tục này nhé

1. Thương hiệu là gì?

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như để nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân thì đã làm xuất hiện nên rất nhiều các loại hình hàng hóa với những công dụng riêng. Trong đó sẽ có một số sản phẩm với những công dụng gần như nhau nhưng được sản xuất bởi những doanh nghiệp khác nhau. Với việc đa dạng các loại hình hàng hóa như vậy thì để thuận tiện nhất cho việc phân loại những sản phẩm này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đã tạo nên những thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình.

Nhắc đến thương hiệu thì có lẽ đây không phải là khái niệm xa lạ gì đối với nhiều người dân tại nước ta hiện nay khi mà đại đa số các sản phẩm mà mọi người đang sử dụng đều có thương hiệu với những cái tên và đặc điểm riêng. Vậy nên thông thường người ta sẽ sử dụng khái niệm thương hiệu để phân biệt các loại hàng hóa này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cụm từ thương hiệu không được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên trên thực tế thì ta có thể hiểu thương hiệu được xem như là nhãn hiệu.

Căn cứ theo quy định về nhãn hiệu tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Theo đó thì ta có thể hiểu thương hiệu được coi như là hình tượng của các doanh nghiệp kinh doanh hay sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Một thương hiệu, có thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như:  tên gọi, dấu hiệu nhận biết, các từ ngữ hay hình ảnh đại diện cho nhãn hàng, …. để xác định cũng như phân biệt một sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác… 

2. Các bước đăng ký thương hiệu độc quyền

Bất cứ đối tượng nào (như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân) cũng có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có người đăng ký và đáp ứng được các điều kiện cụ thể theo luật định. Các bước đăng ký thương hiệu độc quyền như sau:

 Bước 1: Chuẩn bị và tra cứu nhãn hiệu để đăng ký

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thiết kế mẫu nhãn hiệu riêng của mình với tên, hình ảnh, kiểu dáng và màu sắc logo…với những đặc điểm nhận biết riêng của mình.

Hoạt động tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp cho tránh tình trạng bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp khác.

Trên thực tế hiện nay thì việc tra cứu nhãn hiệu có thể được thực hiện sơ bộ và chuyên sâu như sau:

  • Tra cứu sơ bộ: Người yêu cầu thực hiện tra cứu trực tuyến qua thư viện số trên nền tảng WIPO Publish. Đây là trang web hỗ trợ tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp được sự hỗ trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và có sự phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng của nước ta.
  • Tra cứu chuyên sâu: Người yêu cầu thực hiện ủy quyền cho một tổ chức (như các văn phòng hay công ty Luật) đại diện để làm việc với một chuyên viên có chuyên môn để được tra cứu trực tiếp trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã tra cứu và xác định nhãn hiệu đủ điều kiện để đăng ký thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai để đăng ký
  • Các tài liệu, mẫu vật và các thông tin của nhãn hiệu được đăng ký
  • Chứng từ thể hiện việc nộp phí, lệ phí

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị thêm 1 số loại giấy tờ có liên quan khác.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì người yêu cầu nộp nộp hồ sơ đăng ký tới Cục Sở hữu Trí tuệ thông qua hình thức là nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ

Trong quá trình này thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc như: 

  • Thẩm định hình thức đơn
  • Trường hợp đơn chưa hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do hay thiếu sót của đơn, ấn định 1 khoảng thời hạn nhất định để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến. Nếu người nộp đơn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu thì ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
  • Trường hợp đơn đã hợp lệ: ra quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ
  • Công bố đơn: Hồ sơ hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn nhất định kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ. 
  • Thẩm định nội dung đơn: Tại đây cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá dựa theo các điều kiện bảo hộ về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu, qua đó xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng.

Sau đó ra các quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ.
  • Ra quyết định cấp văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký nhãn hiệu, công bố công khai trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng được các yêu cầu. 

Thời gian giải quyết: trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp hồ sơ hợp lệ.

Quy-dinh-ve-bao-ho-thuong-hieu-nhu-the-nao.
Quy định về bảo hộ thương hiệu như thế nào?

3. Điều kiện để bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, vậy nên hiện nay vấn đề về bảo hộ thương hiệu đang ngày càng được quan tâm, Theo đó khi một thương hiệu đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được bảo hộ và được xác lập quyền sở hữu công nghiệp, qua đó bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thương hiệu.

Để một thương hiệu (nhãn hiệu) được đăng ký quyền bảo hộ thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện được bảo hộ cũng như nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt như việc  được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp để dễ nhận biết và ghi nhớ, và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ với nội dung quy định về điều kiện chung đối với nhãn  hiệu được bảo hộ như sau:

Là dấu hiệu nhìn thấy được, yếu tố để xác định các dấu hiệu này như: chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh các thiết kế logo, sự kết hợp của một hoặc nhiều màu sắc … hoặc sự kết hợp các yếu tố đó và được thể hiện thông qua màu sắc, dấu hiệu  âm thanh hay dưới dạng đồ họa…

– Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về khả năng phân biệt tại Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ với những nội dung cơ bản như: dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp loại trừ (đây là những trường hợp cần lưu ý vì có thể bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp bằng bảo hộ).

Ngoài ra, tại Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã đưa ra quy định cụ thể về các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 73 như:

  • Có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các biểu tượng như là: Quốc kỳ, Quốc huy, hay  Quốc ca của nước ta hoặc  của các nước khác…
  • Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn hoặc trùng với: biểu tượng, cờ, tên viết tắt, tên đầy đủ, huy hiệu…của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị…. của Việt Nam và các tổ chức của quốc tế ( trừ khi được cơ quan, tổ chức đó cho phép).
  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, bút danh, hình ảnh, biệt hiệu  của những người là  lãnh tụ, anh hùng dân tộc, các danh nhân của Việt Nam và của các nước khác.
  •  Dấu hiệu dẫn đến việc người tiêu dùng hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối về nguồn gốc xuất xứ, về các tính năng, chất lượng cũng như công dụng, giá trị …. của hàng hóa, dịch vụ;
  •  Dấu hiệu chứa bản sao các tác phẩm (trừ trường hợp được phép)…..

Trên đây là bài viết với nội dung “Các bước đăng ký thương hiệu độc quyền” đã được LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ hướng dẫn chi tiết và đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc bảo hộ thương hiệu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.