Tư vấn dịch vụ trong nước
Đăng ký bản quyền tác giả

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được đề cao. Cùng với sự phát triển đó là ý thức về việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm ngày càng được các cá nhân, tổ chức chú trọng. Và việc đăng ký bản quyền tác giả cũng là một trong số đó. Vậy để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Thế nào là đăng ký bản quyền tác giả?

Đăng ký quyền tác giả được hiểu là việc tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm hay chủ sở hữu của tác phẩm thực hiện các thủ tục pháp lý được quy định để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình tại Cục bản quyền tác giả để tác phẩm của mình có thể được bảo hộ. Sau khi Cục bản quyền tác giả tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm đó tại Việt Nam.

Mọi hành vi sử dụng tác phẩm khi không cho phép của chủ sở hữu tác phẩm đều được coi là hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của tác phẩm. Bởi vậy, hiện nay việc đăng ký quyền tác giả sẽ giúp chủ sở hữu tác phẩm có quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình, đồng thời đây sẽ làm căn cứ pháp lý để khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả của bên thứ 3 hoặc xảy ra tranh chấp.

Chủ thể nào có quyền được đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, Chủ thể có quyền được đăng ký bản quyền tác giả, cụ thể bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả nêu trên bao gồm: cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam đồng thời chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào khác hoặc đã được công bố đồng thời tại Việt Nam trong vòng 30 ngày tính từ ngày mà tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở quốc gia khác đó; cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam tuân theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Thời hạn bản quyền tác giả được bảo hộ tại Việt Nam

Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả tại Việt Nam được Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 1, như sau:

  • Đối với quyền nhân thân của tác giả, bao gồm các quyền : đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đặt tên cho tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
  • Đối với quyền tài sản hoặc quyền công bố tác phẩm; cho phép người khác công bố tác phẩm được pháp luật quy định có thời hạn bảo hộ như sau:
    • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh sẽ có thời hạn bảo hộ là 75 năm, tính từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
    • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, điện ảnh mà chưa được công bố trong vòng 25 năm tính từ khi tác phẩm được định hình thì sẽ có thời hạn bảo hộ là 100 năm, tính từ thời điểm tác phẩm được định hình;
    • Tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả của tác phẩm này được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ sẽ được tính là suốt cuộc đời tác giả và cộng thêm 50 năm tiếp theo sau năm tác giả này chết và nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ tác phẩm sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 tiếp theo sau năm mà đồng tác giả cuối cùng chết.

Thời hạn bảo hộ quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ của ngày 31/12 năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất

Bước 1: Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ có liên quan để đăng ký bản quyền tác giả

Khi muốn đăng ký quyền tác giả thì việc đầu tiên mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện là soạn thảo hồ sơ có liên quan để đăng ký quyền tác giả. Theo đó, hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:

Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả được lập theo mẫu mà Cục bản quyền tác giả ban hành;

Cần lưu ý: Tờ khai đăng ký này phải được lập bằng tiếng Việt

02 bản của tác phẩm yêu cầu đăng ký. Cần đảm bảo các điều kiện cụ thể như sau:

  • Đối với tác phẩm viết thì phải gồm: 02 quyển trên giấy A4 và được đánh số trang cũng như phải có dấu giáp lai công ty hoặc có chữ ký của tác giả vào từng trang;
  • Đối với chương trình máy tính phải bao gồm: 02 bản in mã nguồn, 02 đĩa CD có nội dung mã nguồn, giao diện trên đó và giao diện phần mềm trên giấy A4;
  • Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải bao gồm: 02 bản in trên giấy A4 là tác phẩm có chữ ký hoặc có dấu của tác giả/ chủ sở hữu tác phẩm;
  • Đối với tác phẩm âm nhạc phải bao gồm : 02 bản in phần nhạc kèm lời hoặc bản ghi âm nếu đã ghi âm;

Đối với tác phẩm kiến trúc phải gồm: 02 bản vẽ trên giấy A3.

  • Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp đơn được kế thừa, chuyển giao,…
  • Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả nếu tác phẩm này có nhiều tác giả;
  • Giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác của tác phẩm nếu tác phẩm này đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung;
  • Bản sao đã chứng thực cá nhân là chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm;
  • Giấy cam đoan của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được lập theo mẫu;
  • Bản sao đã chứng thực giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác phẩm là pháp nhân hoặc tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nêu trên thì Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hay chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện việc nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền được nêu ở trên tới trụ sở chính của Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể được các cá nhân, tổ chức nêu trên nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ ở trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không đáng có chủ thể vẫn nên thực hiện nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tại các cơ quan có thẩm quyền nêu trên.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ để kịp thời sửa đổi, bổ sung

Sau khi hồ sơ được nộp tới Cục bản quyền tác giả, các chuyên viên sẽ thẩm định trước khi tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Bởi vậy trong quá trình thẩm định nếu chuyên viên có nêu ra yêu cầu đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đối với chủ thể nộp, thì người này cần thực hiện để hồ sơ được chấp nhận hợp lệ.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi hồ sơ được thẩm định và có kết quả xác nhận là đầy đủ và hợp lệ thì Cục bản quyền tác giả sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm,

Thời gian làm việc: quá trình này sẽ được tiến hành trong khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày Cục bản quyền tác giả phê duyệt hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc có  sai sót và cần được điều chỉnh thì Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo để chủ sở hữu có thể tiến hành sửa đổi bổ sung kịp thời.

Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký quyền tác giả hiện nay?

Câu hỏi 1: Chi phí cho việc đăng ký quyền tác giả hiện nay là bao nhiêu?

Đáp: Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hiện nay sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là loại hình tác phẩm mà tổ chức/cá nhân muốn đăng ký và có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả hay không. Chi phí cụ thể được quy định như sau:

Theo Quy định Thông tư 211/2016/TT-BTC ban hành ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì các mức chi phí được quy định như sau:

  • Đối với chi phí nhà nước cho việc đăng ký quyền tác giả sẽ là 100.000 đồng (Một trăm nghìn đồng) và được áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (được gọi chung là loại hình tác phẩm viết); bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm nhiếp ảnh.
  • Đối với chi phí nhà nước cho việc đăng ký quyền tác giả sẽ là 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) được áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
  • Đối với chi phí nhà nước cho việc đăng ký quyền tác giả sẽ là 400.000 đồng (Bốn trăm nghìn đồng) được áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Tác phẩm tạo hình; tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
  • Đối với chi phí nhà nước cho việc đăng ký quyền tác giả sẽ là 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng) được áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Tác phẩm điện ảnh; tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
  • Đối với chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ là 600.000 đồng (Sáu trăm nghìn đồng) được áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau: Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu và các chương trình chạy trên máy tính
  • Đối với chi phí Đăng ký quyền liên quan, được quy định như sau: Cuộc biểu diễn được định hình trên: Bản ghi âm là 200.000 đồng; Bản ghi hình là 300.000 đồng; chương trình phát sóng là 500.000 VND.
  • Ngoài chi phí nhà nước nêu trên, trong trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ tư vấn và nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả của các đơn vị cung cấp dịch vụ này, bạn sẽ phải trả thêm chi phí dịch vụ.

Câu hỏi 2: Việt Mỹ có cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả không?

Đáp: Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả. Với thủ tục nhanh gọn, không phải đi lại khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Việt Mỹ sẽ được hỗ trợ tối đa mọi vấn đề trong suốt quá trình từ việc tư vấn cho đến đăng ký bản quyền và nhận kết quả.

Trên đây là những thông tin hữu ích có thể giúp bạn trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả một cách nhanh chóng, dễ dàng cũng như thuận tiện nhất mà Luật Việt Mỹ gửi đến bạn. Rất mong có thể giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc trong lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề được nêu trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

ketoanvietmy.vn

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.