Tin tức sự kiện
von-dieu-le-toi-thieu-cua-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien

Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu? Pháp luật hiện nay quy định về vốn điều lệ và đặc điểm của vốn điều lệ như thế nào? Đây là những vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để làm rõ những thắc mắc trên đây, Luật và Kế toán Việt Mỹ xin được gửi tới bạn đọc một số thông tin qua bài viết sau.

1. Quy định về vốn điều lệ theo pháp luật hiện hành

Góp vốn là hoạt động đưa tài sản của mình vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. 

Ta có thể hiểu vốn điều lệ là phần vốn góp do những người tham gia thành lập doanh nghiệp (như các thành viên công ty, cổ đông, chủ sở hữu công ty)  đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp và phần vốn này sẽ được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Dựa trên số vốn điều lệ đóng góp của mỗi thành viên góp vốn thì đây sẽ là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra thì đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh.

Vốn điều lệ là phần vốn mà doanh nghiệp bắt buộc phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cũng như phải công bố công khai về số vốn điều lệ.. Trong quá trình các doanh nghiệp hoạt động thì có thể tăng hoặc giảm số vốn điều lệ trong một số trường hợp nhất định, ngoài ra không được tự ý giảm vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định. 

 Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ là vốn do các thành viên góp vốn cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó thì căn cứ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có thời hạn để thực hiện việc góp vốn khác nhau. 

Là loại vốn có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau: Tài sản được dùng để góp vốn khá đa dạng như: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản là động sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ, …..

2. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên do chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi nhận trong Điều lệ công ty.
  •  Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ sở hữu phải góp vốn cho công ty đầy đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong một khoảng thời gian nhất định là 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( khoảng thời gian này sẽ không bao gồm thời gian vận chuyển, nhập khẩu hay thời gian thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu đôi với tài sản dùng để góp vốn). 
  • Trường hợp chủ sở hữu công ty không góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết góp trong thời hạn đã được là 90 ngày thì phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số vốn đăng ký thay đổi này sẽ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. 
  • Đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty hay đối với các thiệt hại xảy ra do việc không góp, góp không đủ, góp không đúng hạn vốn điều lệ theo quy định  thì chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Như vậy thì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào về vốn điều lệ tối thiểu của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, theo đó thì giá trị của số vốn điều lệ này là hoàn toàn tùy thuộc vào việc chủ sở hữu công ty cam kết góp bao nhiêu và sẽ được ghi trong Điều lệ công ty. 

3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH 1 thành viên) là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hay tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Đây là công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được phát hành trái phiếu để huy động vốn theo quy định nhưng không được phép phát hành cổ phần trừ trường hợp chuyển đổi sang công ty cổ phần.

Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức là các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu công ty phải đáp ứng đầy đủ các quy định về năng lực pháp luật cũng như về năng lực hành vi dân sự, kinh doanh….Chủ sở hữu công ty được phép chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho cá nhân hay tổ chức khác, việc chuyển nhượng này có thể làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, khi đó thì chủ sở hữu công ty sẽ phải tiến hành đăng ký thay đổi đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

cong-ty-tnhh-1-thanh-vien
Công ty TNHH một thành viên có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

3.1 Một số quyền của chủ sở hữu công ty

Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020 có nội dung quy định về quyền của chủ sở hữu công ty thì tùy thuộc vào việc chủ sở hữu là tổ chức hay cá nhân mà sẽ có những quyền khác nhau.

– Chủ sở hữu là tổ chức:

  •  Quyết định các vấn đề về Điều lệ công ty như: nội dung điều lệ, sửa đổi, bổ sung nội dung điều lệ công ty;
  • Quyết định kế hoạch kinh doanh hằng năm cũng như chiến lược phát triển của công ty;
  •  Quyết định cơ cấu tổ chức công ty: quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người quản lý hay kiểm soát viên của công ty;
  • Quyết định các dự án đầu tư;
  • Quyết định các giải pháp để nhằm mục đích tiếp thị,  phát triển thị trường và công nghệ;
  • Thông qua các dạng hợp đồng của công ty như: hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác ….
  • Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
  • Quyết định một số vấn đề về vốn điều lệ của công ty như: tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ, quyết định về việc phát hành trái phiếu;
  • Quyết định việc thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Quyết định việc tổ chức lại, giải thể và đưa ra yêu cầu phá sản công ty;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và trong Điều lệ công ty….

– Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền như: Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định một số vấn đề về vốn điều lệ của công ty; Quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty; Quyết định việc tổ chức lại, giải thể và đưa ra yêu cầu phá sản công ty; Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi giải thể hoặc phá sản; Một số quyền khác theo quy định ….

3.2 Các nghĩa vụ mà chủ sở hữu công ty phải thực hiện:

Các nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp như sau:

  • Thực hiện đóng góp đủ và đúng thời hạn vốn điều lệ công ty theo quy định.
  • Tuân thủ các nội dung của Điều lệ công ty.
  •  Xác định và tách biệt giữa tài sản riêng của chủ sở hữu với tài sản chung của công ty. Tách biệt chi tiêu của mình với chi tiêu của Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định khác liên quan như: mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác ….
  • Chủ sở hữu chỉ được rút vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ; trường hợp rút vốn điều lệ đã góp dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty cũng như các chủ thể có liên quan phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Trường hợp công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn thì chủ sở hữu không được rút lợi nhuận
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật và Điều lệ của công ty.

4. Trường hợp nào công ty TNHH một thành viên được phép tăng, giảm vốn điều lệ?

– Tăng vốn điều lệ: Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác thông qua việc phát hành trái phiếu. Trường hợp này sẽ do chủ sở hữu công ty quyết định hình thức và mức tăng vốn điều lệ.

– Vốn điều lệ giảm trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp công ty hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên tính từ ngày thành lập doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty sẽ được hoàn trả một phần vốn góp, việc hoàn trả này phải bảo đảm cho việc thanh toán đủ các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả;

+ Trường hợp chủ sở hữu công ty không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số vốn điều lệ đã cam kết góp vốn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về “Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?” Rất hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc về vốn khi thành lập công ty TNHH một thành viên. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc về pháp lý nào liên quan về thành lập công ty thì có thể liên hệ ngay với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.