Tin tức sự kiện
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nha khoa được quy định ra sao?

Một hàm răng đều và đẹp, một nụ cười rạng rỡ chính là mơ ước của rất nhiều người. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu chăm sóc răng miệng, thẩm mỹ càng được nhiều người chú ý và để tâm đến. Hiện tại lĩnh vực nha khoa là một trong những ngành được quan tâm hàng đầu trong ngành nghề y tế. Chính vì thế, điều kiện, thủ tục hồ sơ để mở phòng khám nha khoa đang nhận được đông đảo sự quan tâm. Vậy xin giấy phép mở phòng khám nha khoa cần chuẩn bị các giấy tờ gì, quy trình ra sao? Hãy đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Mỹ nhé.

1. Điều kiện mở phòng khám nha khoa là gì?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Một số nội dung được bãi bỏ bởi Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), muốn mở phòng khám nha khoa cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

– Đối với cơ sở vật chất:

+ Phòng khám chuyên khoa bắt buộc phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2 và nơi tiếp đón bệnh nhân (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông).

+ Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10m2.

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt với hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít ra là 5m2.

+ Trường hợp phòng khám chuyên khoa dùng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của luật pháp về an toàn bức xạ.

– Đối với thiết bị y tế:

+ Có  trang bị hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe cho người dân qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, trang bị phù hợp với phạm vi hoạt động đã đăng ký.

– Đối với nhân sự:

Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

+ Có thời gian đã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu như có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công tác thích hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Điều kiện mở phòng khám nha khoa là gì?
Điều kiện mở phòng khám nha khoa là gì?

2. Mở phòng khám nha khoa cần những giấy tờ gì?

Giấy tờ mở phòng khám nha khoa đã được quy định cụ thể tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể, chủ thể phải chuẩn bị các giấy tờ quan trọng sau:

  • 02 Đơn bắt buộc cấp giấy phép hoạt động với cơ sở vật chất khám chữa bệnh Răng – Hàm – Mặt theo chiếc có sẵn tại PHỤ LỤC 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 41 /2015/TT – BYT Ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • 02 bản sao giấy chứng nhận đăng kí đơn vị, hộ kinh doanh.
  • 02 bản sao Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và những người đảm nhận chuyên môn.
  • 02 Danh sách đăng kí những người hành nghề có ký, đóng dấu của đơn vị, hộ kinh doanh.
  • 02 Quyết định bổ nhiệm những người hoạt động trong phòng khám có ký, đóng dấu công ty, hộ kinh doanh.
  • 02 bản sao hợp đồng lao động của những người hành nghề.
  • 02 bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • 02 Bảng kê khai tài sản, thiết bị có chữ ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • 02 phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • 02 Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có chữ Ký, đóng dấu đơn vị, hộ kinh doanh.

Trên thực tế, chủ thể đăng ký còn phải nộp thêm kèm với những giấy tờ sau:

  • HĐ thu gom rác thải rắn;
  • Với chủ thể phải chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật mà chứng chỉ được Sở y tế của tỉnh khác cấp thì còn phải có: Bảng chấm công thực hành; Hóa đơn đóng tiền thực hành; Quyết định cắt cử người chỉ dẫn thực hành, tùy từng trường hợp mà Sở Y tế sẽ yêu cầu bổ sung thêm thông tin của người hướng dẫn thực hành như: tên, số điện thoại để chuyên viên liên hệ xác định thông tin;…

3. Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nha khoa được quy định ra sao?

Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện mở phòng khám nha khoa và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để mở phòng khám như những thông tin kể trên thì chủ thể cần tiếp tục làm thủ tục qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ đã nêu ở mục 2 theo hướng dẫn.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi công ty đặt phòng khám nha khoa

Bạn nộp hồ sơ xin giấy phép mở phòng khám nha khoa tại Sở Y tế bằng 1 trong  3 hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Sở Y tế;
– Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);
– Thông qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Từ 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng khám nha khoa đạt yêu cầu hợp lệ về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị y tế, Sở Y tế sẽ cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa cho doanh nghiệp đó.

Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nha khoa
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nha khoa

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn khi mở phòng khám nha khoa

Khi mở phòng khám nha khoa, doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi:

  • Khám bệnh và chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về các vết thương hàm mặt.
  • Thực hiện điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm răng, điều trị nội khoa.
  • Thực hiện các tiểu phẫn đơn giản như sửa sẹo, răng miệng, tiểu phẫu các vết thương nhỏ dưới 2cm.
  • Nắn sai khớp hàm.
  • Điều trị laser bề mặt.
  • Chữa các bệnh viêm quanh răng.
  • Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng.
  • Làm răng, hàm giả.
  • Chỉnh hình răng miệng.
  • Chữa răng và điệu trị nội nha.
  • Tiểu phẫu răng miệng.
  • Thực hiện cấy ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ 1 đến 2 răng trong một lần thực hiện. Trong trường hợp cấy ghép răng cửa hàm dưới được cắm tối đa 4 răng, bác sĩ trực tiếp thực hiện kĩ thuật cần có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cấy ghép hoặc cấy ghép implant do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viên tuyến tỉnh trở lên cấp.

5. Các khoản chi phí cơ bản khi mở phòng khám nha khoa

Chi phí mở một phòng khám nha bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau, từ chi phí đầu tư cố định ban đầu cho tới vô vàn khoản chi phí vận hành hàng ngày khác nữa. Một số khoản chi phí mà chủ phòng khám nha khoa cần lưu ý như sau:

– Chi phí tiền lương nhân sự: Tùy thuộc vào vị trí chuyên môn và số năm kinh nghiệm mà chủ phòng khám cần đưa một mức lương trung bình cho từng bộ phận.

– Chi phí vật tư trang thiết bị: Chi phí trang thiết bị gồm có chi phí mua các loại máy móc, thiết bị nha khoa cố định ban đầu và chi phí sử dụng các vật liệu nha khoa.

– Chi phí mặt bằng: Dù là mua hay thuê thì phòng khám cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện về địa điểm cơ sở vật chất, từ đó có thể thấy việc thuê chi phí mặt bằng cần dựa vào vấn đề về địa điểm, quy mô của phòng khám.

– Chi phí Marketing: Marketing là bộ phận không thể thiếu của một phòng khám nha khoa khi mới mở. Nếu là nha khoa nhỏ thì có thể bác sĩ hoặc lễ tân sẽ kiêm luôn việc làm Marketing. Nếu là nha khoa lớn thì thường sẽ có một bộ phận Marketing riêng. Dù là như thế nào thì việc thiết lập một chi phí marketing ngay từ đầu bao gồm việc làm website, việc chạy các kênh mạng xã hội để phủ sóng thương hiệu nha khoa của mình là điều rất cần thiết để tìm kiếm khách hàng.

Trên đây là toàn bộ lời giiar đáp của Kế toán Việt Mỹ về những thông tin xoay quanh chủ đề về “thủ tục xin giấy phép mở phòng khám nha khoa“. Hi vọng những thông tin tư vấn mà chúng tôi vừa nêu trên sẽ giúp ích cho những chủ thể đang muốn thành lập phòng khám nha khoa, cũng như các chủ thể đang tiến hành kinh doanh hoạt động này.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5/5 - (9 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.