Các bước làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài 2024

Ở thời điểm như hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày một thu hút sự đầu tư kinh doanh của những nhà đầu tư nước ngoài. Nên nhà đầu tư nước ngoài muốn xây dựng thương hiệu văn phòng tại Việt Nam thì việc tìm hiểu về các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc đầu tư kinh doanh tại đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Tại Việt Nam, có khoảng 10.000 văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác như Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… cũng cùng có cùng số lượng như vậy, 1 số văn phòng đại diện đã hoạt động từ năm 1995 cho tới hiện tại. Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại năm 2005;
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu;
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

2. Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Để có thể thành lập được văn phòng đại diện tại Việt Nam, tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết tại Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh văn phòng của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

– Công ty nước ngoài đã được thành lập, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận điều đó;

– Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất trong vòng 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;

– Trong trường hợp đối với Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định về thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;

– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu chi tiết về thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.

– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện đó không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc của thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

3. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam năm 2024

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài gồm có:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu có sẵn của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài đã ký;

2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

(3) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty;

(4) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc đã xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính ở thời điểm gần nhất;

(5) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty nước ngoài;

(6) Tài liệu về địa điểm dự kiến sẽ đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận hợp đồng thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến sẽ đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Tài liệu (2), (3), (4), (5) (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu (2) phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Các bước làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Các bước làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Các bước làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Thương nhân nước ngoài thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ thực hiện việc kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ các loại giấy tờ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ sẽ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có quyền cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.

Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Bước 3: Gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành (nếu có)

Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Bộ quản lý chuyên ngành trả kết quả (nếu có)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài.

Bước 5: Trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp phép.

5. Các trường hợp không cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ không thực hiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp được nêu sau đây:

– Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định đã nêu trên.

– Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc vào Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

– Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

– Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trên đây là thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất hiện nay. Trên thực tế khi thực hiện thủ tục có thể phát sinh ra rất nhiều vấn đề khác, do vậy nếu quý khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ để tiến hành công việc một cách thuận tiện hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật và Kế toán Việt Mỹ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.