Quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu năm 2024
Quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu năm 2024

Trong thời buổi kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, quốc tế càng ngày trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Việc hàng hóa ra vào các cửa khẩu hải quan đã gia tăng lên đáng kể khiến cho việc xin giấy phép xuất nhập khẩu phải nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan có thẩm quyền xử lý hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Vậy giấy phép xuất nhập khẩu được hiểu là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ra sao? Đây sẽ là vấn đề được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về giấy phép xuất nhập khẩu

Giấy phép xuất nhập khẩu được hiểu là một văn bản chứng minh tính hợp pháp của việc vận chuyển của các hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước ra vào các cửa khẩu hải quan với mục đích giao lưu thương mại. Có thể là hàng hóa trong nước đem ra trao đổi buôn bán với các đất nước khác. Văn bản này liên quan đến một loại hàng hóa được xác định nào đó, được chứng nhận là đã đạt tiêu chuẩn để có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện chuyên chở khác nhau.

2. Có những loại giấy phép xuất nhập khẩu nào hiện nay?

Trao đổi buôn bán, xuất khẩu các mặt hàng đạt chuẩn giúp gia tăng lợi nhuận và nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hóa mà trong nước không có hoặc bị thiếu. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế thị trường, hội nhập cùng phát triển như thời điểm hiện nay. Nhưng bên cạnh những loại hàng hóa được xuất nhập khẩu thì sẽ luôn tồn tại những mặt hàng không được phép xuất nhập khẩu, ví dụ như sản phẩm làm bất bình ổn tình hình kinh tế, xã hội như súng,… chẳng hạn. Để có thể kiểm soát được các vấn đề gây nguy hiểm có thể xảy ra mà pháp luật đã đưa ra các quy định cần thiết khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng sản phảm hàng hóa đó. Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa khác nhau đều có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng cần đạt để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

Có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể kể đến như: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,…

Ví dụ như đối với loại giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì đòi hỏi yêu cầu khi cấp giấy phép kinh doanh không chỉ là những điều kiện cơ bản mà còn là các loại hồ sơ thủ tục liên quan đến biện pháp, điều kiện vận chuyển,…mặt hàng xăng dầu này.

Hay đối với giấy phép xuất nhập khẩu thuốc thì cần phải đảm bảo các danh mục thuốc được phép và đúng luật, và không được xuất nhập khẩu các loại thuốc cấm, gây nguy hiểm lớn đến tính mạng, tài sản con người.

3. Điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu

Điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu
Điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu

Có hai điều kiện cơ bản cần phải đáp ứng khi tiến hành xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu:

– Những loại hàng hóa xuất – nhập khẩu thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép:

Pháp luật đã quy định các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc trường hợp phải có giấy phép xuất nhập khẩu thì buộc phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Bên cạnh đó, những loại sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu được nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu như đã quy định.

– Điều kiện về chủ thể: Các chủ thể có thể được xin cấp giấy phép nhập khẩu là

  • Các doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư của các công ty, tổ chức nước ngoài.
  • Các doanh nghiệp, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định xuất nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình của Bộ Công Thương công bố khi muốn xin cấp giấy phép.

4. Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được quản lý theo giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu

4.1. Danh mục hàng hóa nhập khẩu được quản lý theo giấy phép nhập khẩu

Danh mục hàng hóa nhập khẩu quản lý theo giấy phép nhập khẩu gồm có:

– Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

– Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

– Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: Muối, Thuốc lá nguyên liệu, Trứng gia cầm, Đường tinh luyện, đường thô.

– Tiền chất công nghiệp.

– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

– Vàng nguyên liệu.

(Theo phần B mục I và phần A mục VIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

3.2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu quản lý theo giấy phép xuất khẩu
Danh mục hàng hóa xuất khẩu quản lý theo giấy phép xuất khẩu bao gồm:

– Tiền chất công nghiệp.

– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

– Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

– Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

– Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

– Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

– Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.

– Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.

– Vàng nguyên liệu.

(Theo phần A mục I và phần A mục VII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

5. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu năm 2024

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu năm 2024
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu năm 2024

5.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cần có những loại giấy tờ gì?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

5.2. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu

Quy trình xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:

– Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ như đã nêu trên bằng cách là trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ đẩy đủ giấy tờ cần thiết.

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép xuất nhập khẩu, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ phải cần phải có văn bản trả lời thương nhân.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép xuất nhập khẩu phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

– Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất hay thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Thương nhân chỉ cần phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ cần có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Hy vọng bài viết trên của Luật và Kế toán Việt Mỹ đã giúp bạn hiểu hơn về việc xin giấy phép xuất nhập khẩu, những quy trình và thủ tục có liên quan. Nếu còn bất kì những câu hỏi hay thắc mắc nào cần được tư vấn, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.