Quy định bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024
Quy định bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024

Hầu hết những công ty cổ phần hiện nay đều có hoạt động đa lĩnh vực, vì thế trong quá trình kinh doanh và phát triển thì chủ công ty cổ phần sẽ tìm thêm những lĩnh vực kinh doanh mới để hoạt động. Vậy Quy định bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết của Kế toán Việt Mỹ dưới đây để biết quy định chi tiết.

1. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là gì?

Theo khoản 1, Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó có các tiêu chí:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;

– Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;

– Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.

Như vậy có thể thấy công ty cổ phần công ty có vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau, các cổ đông sẽ mua những cổ phần đó coi như đóng góp vào vốn của công ty và sở hữu phần đó, khi thu được lợi nhuận sẽ được chia đều cho những cổ phần bằng nhau. Các cổ đông khi bỏ tiền mua cổ phần sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.

Có thể thấy công ty cổ phần là công ty có khả năng huy động vốn lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty bằng cách phát hành cổ phiểu và những cổ đông có cổ phần sẽ nhận được lợi nhuận hằng nằm từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đây có thể coi là một hình thức đầu tư khá phổ biến và giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn phát triển.

Từ đó có thể thấy công ty cổ phần có những ưu điểm như sau:

– Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn do các cổ công chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;

– Quy mô hoạt động lớn và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa nên rất thuận lợi khi mở rộng kinh doanh;

– Cơ cấu vốn và khả năng huy động vốn cao thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu – đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp cổ phần so với các loại hình khác, nên nhiều cổ đông có thể tham gia bằng cách mua cổ phiếu.

– Công ty cổ phần có tính độc lập cao giữa người quản lý và sở hữu, nên việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên công ty cổ phần cũng có nhược điểm là:

– Số lượng cổ đông rất lớn, nên việc quản lý và điều hành đối với công ty tương đối phức tạp, đặc biệt với trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích. Vì thế nên hoạt động quản lý khá lớn và phức tạp hơn;

– Khả năng bảo mật thông tin kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông, dẫn đến việc rò rỉ những thông tin mật và doanh nghiệp cần cạnh tranh cao hơn.

2. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh với công ty cổ phần

Với công ty cổ phần cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

– 01 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo mẫu luật định

– 01 quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông nêu nội dung thay đổi trong Điều lệ của công ty (Đây là điểm khác biệt trong hồ sơ của công ty cổ phần với những doanh nghiệp khác do hệ thống cổ đông lớn).

Cùng với đó việc thống nhất giữa các cổ đông cũng là một quy trình khá phức tạp khi có lượng cổ đông lớn và khó bàn bạc đưa ra quyết định nhanh chóng. Nhưng điểm này cũng đem lại lợi ích khi các cổ đông cùng nhau đóng góp lựa chọn quyết định đúng đắn đem lại lợi nhuận tốt hơn khi bổ sung ngành nghề kinh doanh. Vì thế có thể thấy được những lợi ích và không lợi ích với công ty cổ phần so với loại hình doanh nghiệp khác.

– 01 Bản copy các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Nếu doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)

– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức ủy quyển cho một tổ chức thực hiện) kèm theo bản sao hợp một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến giấy tờ (nếu có);

Như vậy về cơ bản hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh với công ty cổ phần cũng có những điểm giống với những loại hình doanh nghiệp khác. Chỉ khác đôi chút về loại giấy tờ thống nhất về mã ngành doanh nghiệp mà thôi. Vì thế việc chuẩn bị hồ sơ sẽ không mất nhiều thời gian nhưng để thống nhất mã ngành là khâu phức tạp nhất.

3. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh thì cần bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh mới vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có thể thấy hoạt động thay đổi ngành nghề kinh doanh có khái niệm khác với bổ sung ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên về cơ bản, các thủ tục liên quan khá giống nhau về quy trình làm việc và chuẩn bị hồ sơ. Quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh với công ty cổ phần sẽ được thực hiện theo bước sau:

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trước khi chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần thì cần bổ sung ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu của công việc. Với bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì cần chuẩn bị sẵn mã ngành hợp lệ theo đúng quy định và tránh nhầm lẫn mã ngành khác.

Việc chuẩn bị này cần đảm bảo cả những yếu tố liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy. Ngoài ra công ty cổ phần luôn có đội ngũ chuyên môn cao để thực hiện thủ tục này hoặc nhờ một đơn vị chuyên môn thực hiện thay mình.

Bước 2: Soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh với công ty cổ phần cần chuẩn bị đầy đủ như mục Kế toán Việt Mỹ nêu trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề tới Sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định hồ sơ sẽ được thực hiện online, việc này thuận tiện cho việc kiểm tra các nội dung trong văn bản có hợp lệ hay không trước khi nộp bản cứng. Cùng với đó doanh nghiệp cũng đã tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại cũng như chi phí cho công việc này.

Bước 4: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trong khoảng 3 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nghĩa là trong khoảng 3 ngày làm việc thì sẽ có kết quả trả về cho công ty, liên quan đến tính hợp lệ của hồ sơ.

Sau khi hồ sơ được thông báo hợp lệ thì doanh nghiệp cần đem bản cứng đến trực tiếp phòng kinh doanh để nộp cho cơ quan chức năng. Còn với hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp cần phải chỉnh sửa, bổ sung sao cho hợp lệ để được thẩm định lại. Vì vậy nếu hồ sơ không hợp lệ thì người thực hiện phải chuẩn bị lại và gửi lại cho Sở để kiểm duyệt.

Bước 5: Cấp lại giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh theo ngành nghề bổ sung mới

Sau khi thực hiện đầy đủ thủ tục, thì doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với ngành nghề được bổ sung mới. Để nhanh chóng thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê một đơn vị chuyên thực hiện thủ tục này để làm thay mình.

4. Lưu ý khi bổ sung ngành nghề kinh doanh với công ty cổ phần

Với công ty cổ phần khi bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cũng cần xem xét và tránh những điểm cần lưu ý như sau:

  • Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ ngành nghề đó có điều kiện đi kèm hay không và nếu có thì trích dẫn điều, khoản trong quy định pháp luật đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
  • Khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh trong danh sách cấp 4 thì cần phải thực hiện mã hóa ngành kinh doanh được quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam đúng pháp luật.
  • Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ đối với ngành nghề đó thì mới được phép hoạt động kinh doanh và tránh bị xử phạt hành chính.
  • Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần với cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể là phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư.

Như vậy, có thể thấy với công ty cổ phần khi bổ sung ngành nghề kinh doanh cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, chỉ các đôi chút về giấy tờ trong hồ sơ cần chuẩn bị và thống nhất giữa các cổ đông trước khi thực hiện thủ tục.

Trên đây là những tìm hiểu của Kế toán Việt Mỹ về Quy định bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần 2024. Hãy liên hệ ngay với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ nếu bạn có thắc mắc gì thêm về quy trình, thủ tục hay hồ sơ cần chuẩn bị trước khi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh với công ty cổ phần.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.