Tin tức sự kiện
Giấy phép đầu tư nước ngoài 2024

Đầu tư nước ngoài là việc mà nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh toán mua một phần/ toàn bộ hệ thống kinh doanh nhằm trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư nước ngoài được nhà nước khuyến khích nhằm mở rộng và phát triển thị trường Việt Nam. Vậy để thực hiện được quá trình này cần phải có giấy phép đầu tư nước ngoài, tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Giấy phép đầu tư nước ngoài là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản cứng hoặc bản điện tử ghi thông tin đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam về dự án đầu tư tại nước ngoài.

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm những nội dung như sau:

  • Mã số dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
  • Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
  • Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
  • Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

2. Điều kiện cấp giấy phép đầu tư nước ngoài

Để được cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam và các dự án phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (được gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài

– Dự án đầy tư không thuộc ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành nghề đầu tư nước ngoài có điều kiện.

– Nhà đầu tư cần có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc cần có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.

– Nhà đầu tư cần có quyết định đầu tư ở nước ngoài.

– Phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư nước ngoài. Thời điểm tính xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

3. Quy định chung về hoạt động đầu tư nước ngoài?

3.1. Các loại hình thức đầu tư nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài có những hình thức như sau:

– Thứ nhất là thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;

– Thứ hai là đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

– Thứ ba là góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để nhằm tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

– Thứ tư là mua hoặc bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc có thể đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Thứ năm là hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận khoản đầu tư.

3.2. Những ngành nghề được phép đầu tư ở nước ngoài

– Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, thì các nhà đầu tư phải lưu ý là không được phép đầu tư ra nước ngoài vào những ngành nghề đã bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Đây thường là những ngành nghề có tính nguy hiểm hoặc vì lý do đặc thù nào đó nên nhà đầu tư không được phép thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Vậy những ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định ở đâu. Những ngành nghề này được quy định trong các văn bản sau:

+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan.

+ Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc nhóm đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động ngoại thương.

+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

– Bên cạnh đó, những nhà đầu tư cũng cần lưu ý là khi thực hiện thủ tục đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện đối với những ngành nghề có điều kiện. Những ngành nghề đầu tư có điều kiện gồm có: ngành ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; báo chí, phát thanh, truyền hình; hoặc kinh doanh bất động sản.

Như vậy khi đầu tư ra nước ngoài cũng cần chú ý để quy định pháp luật cần thiết thì mới có thể đảm bảo việc đầu tư đúng luật và được pháp luật bảo vệ việc đầu tư.

3.3. Những tài sản được dùng để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Việc đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện bằng những tài sản khác nhau như sau:

Thứ nhất là nhà đầu tư chịu trách nhiệm về phần góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Thứ hai là việc vay vốn bằng ngoại tệ hoặc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ cần tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng và quản lý ngoại hối.

Thứ ba là căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định pháp luật để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thứ tư là nguồn vốn đầu tư nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:

  • Ngoại tệ trên các tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
  • Đồng tiền Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
  • Thể hiện bằng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.
  • Thể hiện bằng các giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật hoặc quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
  • Các tài sản hợp pháp khác được pháp luật nước ngoài công nhận

Có thể thấy để đầu tư thì sẽ được thực hiện bằng đa dạng các tài sản dưới hình thức khác nhau dựa trên giá trị được đất nước công nhận. Vì thế nhà đầu tư không chỉ đầu tư bằng tiền tệ mà có thể bằng những hình thức khác như trên.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài

Để xin giấy phép đầu tư nước ngoài thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Bản đăng ký đầu tư ở nước ngoài;

– Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập tổ chức hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức như một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập.

– Quyết định đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 57 của Luật Đầu tư;

– Đối với các dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thì quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư là những văn bản sau:

  • Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: Nhà đầu tư, hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;
  • Báo cáo thẩm định nội bộ về dự án đầu tư ra nước ngoài, báo cáo sẽ làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định.

– Các dự án đầu tư dưới đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

a) Dự án năng lượng;

b) Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản;

c) Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

d) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo;

đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.

– Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm một trong các loại sau:

a) Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất;

b) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

c) Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất;

d) Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ của nhà đầu tư hoặc văn bản của tổ chức tín dụng cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đầu tư;

– Đối với dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, khoa học công nghệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật khoa học và công nghệ, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm.

– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 Luật Đầu tư.

Như vậy có thể thấy để đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép thì chủ đầu tư cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về lĩnh vực đầu tư, nguồn tiền, dòng tiền đầu tư theo đúng quy định của Luật đầu tư và những luật khác có liên quan.

Trên đây là những tìm hiểu của Kế toán Việt Mỹ về quy định Giấy phép đầu tư nước ngoài 2024. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về quy định Giấy phép đầu tư nước ngoài hoặc có thể liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ khi có những thắc mắc về Giấy phép đầu tư nước ngoài liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.