Hướng dẫn chi tiết đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Hướng dẫn chi tiết đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Đăng ký sở hữu trí tuệ” không còn là thuật ngữ xa lạ, đặc biệt là đối với những cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, sáng tạo. Việc thực hiện thủ tục hành chính này giúp cho các sản phẩm được bảo vệ một cách tốt nhất, giảm thiểu được tối đa những xâm phạm và tranh chấp không đáng có. Hiện nay, ở Việt Nam, thủ tục này được tiến hành như thế nào? Hãy cùng LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì? 

Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu đơn giản là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ

2. Tầm quan trọng của đăng ký sở hữu trí tuệ

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình kinh doanh hay sáng tạo của cá nhân, tổ chức. Cụ thể:

  • Đăng ký sở hữu trí tuệ là cách duy nhất để thiết lập quyền sở hữu và bảo vệ các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng của doanh nghiệp khỏi bị đánh cắp hay lạm dụng.
  • Việc đăng ký quyền sở hữu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lợi dụng, giả mạo sản phẩm để thu lợi.
  • Quyền sở hữu trí tuệ mang lại cho doanh nghiệp một sự uy tín và chất lượng nhất định, tạo nên một thương hiệu, một bản quyền riêng biệt riêng biệt. Nhờ vậy, khi sản phẩm, dịch vụ được được tung ra thị trường, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng hơn.
  • Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ tạo nên sự cạnh tranh và vị thế nhất định cho những sản phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu sẽ có ưu thế hơn so với những sản phẩm không rõ nguồn gốc khác, đồng thời cũng có thể được định giá cao hơn. Từ đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, khi đã được bảo hộ quyền sở hữu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khởi kiện bất kỳ ai cố tình sử dụng sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn với những sản phẩm đã được pháp luật bảo vệ.

3. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay

Theo như định nghĩa ở trên thì quyền sở hữu trí tuệ bao gồm 3 loại quyền chính là: Quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Từng loại quyền sẽ có những đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau:

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do chính mình sáng tạo ra
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,..
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, và chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
  • Quyền sở hữu đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mới do chính mình chọn hoặc phát hiện ra và phát triển giống hoặc được hưởng quyền sở hữu

Từng loại quyền khác nhau sẽ có những đối tượng đăng ký khác nhau. Vì thế, về mặt thủ tục đăng ký của các loại quyền cũng sẽ có đôi chút khác biệt 

4. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 

4.1. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Đối với thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan, bạn cần chuẩn bị: Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT, 2 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền), tài liệu chứng minh quyền được nộp đơn (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền của người khác), văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả) và văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Thành phố Đà Nẵng. Nếu không nộp được trực tiếp. bạn có thể nộp gián tiếp qua bưu điện đến một trong ba địa chỉ trên

Bước 3: Theo dõi quá trình giải quyết và nhận kết quả

Trong vòng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp người nộp đơn Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối.

4.2. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng ký sở hữu trí tuệ cho đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu,…

Thủ tục đăng ký sở hữu kiểu dáng công nghiệp 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Để nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ, bao gồm: 2 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Mẫu số 03-KDCN, 1 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các nội dung như tên, lĩnh vực sử dụng, kiểu dáng tương tự, ảnh chụp/bản vẽ, mô tả chi tiết, yêu cầu bảo hộ, 4 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp, chứng từ nộp phí và lệ phí, các tài liệu khác (nếu có) như giấy ủy quyền, giấy chuyển nhượng quyền, tài liệu chứng minh quyền đăng ký

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu nộp qua đường bưu điện, cần photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ.

Bước 3: Theo dõi, nhận kết quả

Tính từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, quá trình phê duyệt sẽ diễn ra như sau: Thẩm định hình thức đơn trong vòng 01 tháng, công bố đơn trong vòng 02 tháng, thẩm định nội dung không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn

Sau khi hoàn tất quy trình, quý khách sẽ nhận được văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị: 2 tờ khai đăng ký nhãn hiệu đánh máy theo mẫu số 04-NH tại Thông tư 01, 5 mẫu nhãn hiệu kèm theo, chứng từ nộp phí và lệ phí, một số giấy tờ khác như giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)

Lưu ý: Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, cần thêm quy chế sử dụng nhãn hiệu, bản thuyết minh về sản phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ tương tự như cách thức nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Bước 3: Theo dõi tiến trình và nhận kết quả

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua hai giai đoạn thẩm định: thẩm định hình thức (trong 1 tháng) và thẩm định nội dung (trong 9 tháng kể từ khi đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp). Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ).

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Bạn cần chuẩn bị 2 tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, theo mẫu số 05 – CDĐL trong Phụ lục A của Thông tư 01, bản mô tả tính chất hoặc chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm, bản đồ khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý, chứng từ nộp phí, lệ phí và các tài liệu khác như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận quyền đăng ký,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hình thức nộp hồ sơ và cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tương tự như nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả

Sau khi Cục Sở hữu Trí tuệ nhận được đơn đăng ký, đơn sẽ được thẩm định như sau: Thẩm định hình thức trong vòng 1 tháng, công bố đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, thẩm định nội dung không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

4.3. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Nếu đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng thi bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ: 01 tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu quy định, ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu, các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (nếu có) và quyền đăng ký, giấy ủy quyền (nếu có), chứng từ nộp phí và lệ phí

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký đến Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bạn có thể nộp bằng hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến

Bước 3: Theo dõi kết quả và nhận kết quả đăng ký

  • Cục Trồng trọt sẽ thẩm định hồ sơ trong vòng 15 ngày (thẩm định hình thức) và 90 ngày (công bố đơn hợp lệ, thẩm định kết quả khảo nghiệm).
  • Nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Trồng trọt sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ và công bố trên tạp chí chuyên ngành.

5. LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ – Văn phòng luật cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín, chuyên nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín tại Việt Nam thì LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ là văn phòng bạn nên ghé thăm. Công ty được thành lập vào năm 2012. Sau khi trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Việt Mỹ đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực Luật và tư vấn thuế. Do đó, khi sử dụng dịch vụ tại đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ uy tín, sự chuyên nghiệp và tận tâm chăm sóc của đội ngũ nhân viên. 

Hiện tại, LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ đã có mặt trên khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Vậy nên, cho dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể sử dụng dịch vụ của công ty. Chúng tôi đảm bảo bạn sẽ có được trải nghiệm tốt nhất cũng chi phí hợp lý.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về đăng ký sở hữu trí tuệ LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ muốn chia sẻ với bạn đọc. Chúng tôi mong rằng với những thông tin trong bài viết, bạn sẽ có được lăng kính chính xác nhất về thủ tục hành chính này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng để được giải đáp sớm nhất.

Logo

CÔNG TY CỔ PHẦN ITD – THUẬN PHÁT

Nhà phân phối chính hãng thiết bị điện Simon Tây Ban Nha.

HOTLINE: 0983 393 338 (HỖ TRỢ 24/7)

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.