Đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2024

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là một trong những thủ tục được nhiều cá nhân khá quan tâm, hình thức hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ khá phổ biến và được nhiều gia đình lựa chọn. Vậy thủ tục liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh cá thể năm 2024 như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong nội dung bài viết của Kế toán Việt Mỹ dưới đây.

1. Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Kế toán Việt Mỹ

Hiện tại, giá dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh của Kế toán Việt Mỹ trọn gói từ là 1.200.000đ trong đó có các lệ phí trọn gói là:

  • Lệ phí khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
  • Phí dịch vụ soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
  • Phí dịch vụ để trình khách hàng ký hồ sơ;
  • Phí dịch vụ khi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
  • Phí dịch vụ lấy kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh;
  • Phí dịch vụ công chứng ủy quyền để Việt Mỹ thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước.

Sau khi thực hiện các thủ tục đầy đủ, Kế toán Việt Mỹ sẽ vận chuyển giấy tờ hồ sơ về cho đơn vị mà không mất chi phí.

Sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bên Kế toán Việt Mỹ bạn sẽ tránh mất quá nhiều thời gian và chi phí đi lại để làm hồ sơ. Bởi nhiều cá nhân chủ động thực hiện sẽ chưa hiểu các giấy tờ, quy trình và chi phí di chuyển để nộp hồ sơ, cùng với đó còn mất nhiều thời gian sửa hồ sơ, bổ sung giấy tờ nếu hồ sơ bị sai sót. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bên Kế toán Việt Mỹ bạn còn được thực hiện một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và uy tín.

2. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Căn cứ vào điều 79 Nghị định 01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.

Hầu hết nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường phân vân không biết nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể để phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân. Và chưa hiểu được ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh như thế nào?

Cụ thể thường thì những cá nhân hoặc hộ gia đình như sau nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì thành lập doanh nghiệp:

  • Cá nhân không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) nhằm tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
  • Với cá nhân hoặc hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít;
  • Cá nhân có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, để có giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;

Như vậy với hình thức hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ được nhiều cá nhân, hộ gia đình hiện nay chủ động đăng ký khi kinh doanh.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Với cá nhân, hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • 1 bản giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không phải công chứng).
  • Trường hợp các thành viên trong một hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
  • Bản sao hợp lệ CCCD hoặc hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên trong gia đình làm chủ hộ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có ủy quyền cho cá nhân nào đó thực hiện);
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có ngành nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề).

4. Cơ quan làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại phòng đăng ký kinh doanh của địa phương nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Công dân có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online qua dịch vụ công của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh nơi có trụ sở. Với hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy. Còn với hồ sơ chưa đạt sẽ phải bổ sung hoặc bị từ chối cũng được thông báo chi tiết qua tài khoản online.

Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh trao cho người thực hiện đăng ký giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có hộ kinh doanh đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Với hồ sơ hợp lệ thì trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người đăng ký hộ kinh doanh biết. Với hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo rõ các lý do và yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Nếu sau 3 ngày làm việc, người đăng ký hộ kinh doanh không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

6. Lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Vì việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn việc không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người.

Ví dụ như trong quá trình thành lập hộ kinh doanh, tùy cán bộ xử lý hồ sơ mà một số vấn đề sẽ có cách giải quyết hoàn toàn khác nhau. Hoặc trong nghị định không hề quy định cấm đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng Anh, nhưng đến cơ quan nhà nước nào cũng vậy, tên tiếng Anh sẽ không được chấp nhận. Cùng với đó không phải UBND nào cũng hướng dẫn cách sửa lại tên bằng cách thêm dấu chấm vào giữa các ký tự mà cá nhân phải tự tìm hiểu.

Cụ thể như sau:

6.1 Lưu ý về đối tượng được đăng ký

Theo quy định pháp luật thì, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người đại diện cho các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Một người chỉ được đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu một người đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đứng tên hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ).

6.2 Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải có tên gọi riêng.

  • Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố là Hộ kinh doanh và Tên riêng của hộ kinh doanh
  • Tên hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ công ty hay doanh nghiệp vì sẽ dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi huyện.
  • Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh. Nếu có sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm.

6.3 Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở của hộ kinh doanh. Còn những điểm kinh doanh còn lại phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Trường hợp địa chỉ là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ đó từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu đã đăng ký thì họ đã giải thể hộ kinh doanh chưa? Để xác minh được việc này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có hộ kinh doanh đã đăng ký mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

Cùng với đó lưu ý là địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp hộ kinh doanh đăng ký với mục đích cho thuê nhà để ở). Hoặc địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.

6.4 Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hiện luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của cá nhân và hộ kinh doanh, quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn nghĩa là khi có rủi ro kinh doanh phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình. Nên khi quyết định đăng ký số vốn thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình để chi trả có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn quá cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh thuộc khu vực nào, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng kinh doanh thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

6.5 Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Theo quy định mới ban hành theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, không còn sự hạn chế về số lượng lao động mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng, khác biệt hoàn toàn so với quy định trước đây khi chỉ cho phép tối đa 9 lao động.

6.6 Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề kinh doanh.

Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện nhưng phải đảm bảo đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy khi đăng ký hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh cũng cần xem xét các yếu tố được và không được trong quá trình hoạt động cũng như trên giấy tờ. Khi hiểu biết rõ về điều này thì sẽ giúp hộ kinh doanh tránh những bất lợi trong quá trình đăng ký cũng như hoạt động.

Trên đây là những tìm hiểu của Kế toán Việt Mỹ về quy định đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc có thể liên hệ với LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ khi có những thắc mắc về thủ tục đăng ký kinh doanh liên quan. Hãy liên hệ với Kế toán Việt Mỹ khi mong muốn được làm dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh gọn.

3/5 - (9 bình chọn)
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.