Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ hưởng thai sản 2023
Chế độ hưởng thai sản 2023

Một trong những chế độ bảo hiểm, chính sách xã hội không thể thiếu để đảm bảo ổn định đời sống kinh tế – xã hội – chính trị tại mỗi quốc gia chính là chế độ thai sản. Vậy chế độ thai sản là gì? Cần điều kiện gì để được hưởng chế độ thai sản? Cùng Luật và Kế toán về Quy định mới nhất của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ hưởng thai sản 2023

1. Khái niệm về chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi của cả lao động nữ và nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng trong quá trình thai sản từ khi khám thai tới khi nuôi con nhỏ nhằm hỗ trợ phần nào nguồn thu nhập cũng như đảm bảo tình trạng sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ hay khi thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con. 

2. Quy định pháp luật về chế độ hưởng thai sản 2023

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có những quy định chi tiết về đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023

2.1 Những đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng có hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng tính cả hợp đồng giữa người sử dụng lao động với đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi. 
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công nhân, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công an, người công tác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân
  • Quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã được hưởng lương.

2.2 Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản

Người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc các trường hợp sau: 

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con, nhận mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai và người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con; 
  • Lao động nữ sinh con có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai cần nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh, đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Người lao động đủ điều kiện nhận chế độ thai sản mà chấm dứt hợp đồng hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định pháp luật. 
Chế độ hưởng thai sản 2023
Chế độ hưởng thai sản 2023

3. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản 

Người lao động đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ được tính như sau:

  • Mức hưởng một tháng bằng 100% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội mức hưởng bằng mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng;
  • Mức hưởng chế độ thai sản một ngày tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con và lao động nữ trong thời gian mang thai;
  • Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận con nuôi được tính theo trợ cấp tháng trường hợp có ngày lẻ hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai thì hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền hay khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp tháng chia cho 30 ngày.

4. Thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội quy định chi tiết về thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản 2023 như sau:

4.1 Khi khám thai

Lao động nữ trong thời gian mang thai được nghỉ 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trừ trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh ở xa hoặc có bệnh lý, thai không bình thường thì được quyền nghỉ 02 này cho mỗi lần đi khám.

Thời gian nghỉ khám được tính theo ngày làm việc, không tính vào ngày lễ, Tết hay ngày nghỉ hàng tuần.

4.2 Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Lao động nữ trong các trường hợp nêu trên được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian gian nghỉ việc tối đa (được tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần) được quy định tùy thuộc vào thai kỳ: 

  • Thai dưới 05 tuần tuổi, nghỉ 10 ngày;
  • Thai từ 05 tuần đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày;
  • Thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày;
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên, 50 ngày. 

4.3 Khi sinh con

 Thời gian hưởng chế độ sinh con đối với lao động nam và nữ theo quy định của pháp luật như sau: 

  • Đối với lao động nữ: 
  • Trước và sau khi sinh con, được nghỉ 06 tháng;
  • Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 1 tháng;
  • Thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh không được vượt quá 02 tháng.
  • Đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con được hưởng chế độ sinh con (tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con):
  • Được nghỉ 05 ngày làm việc;
  • Phải phẫu thuật hoặc sinh khi thai dưới 32 tuần tuổi, được nghỉ 07 ngày;
  • Sinh đôi, được nghỉ 10 ngày;
  • Sinh ba trở lên, được nghỉ 10 ngày;
  • Phải phẫu thuật khi sinh đôi, được nghỉ 14 ngày.

Ngoài ra, còn một số trường hợp cần lưu ý khác như: 

  • Con dưới 02 tháng tuổi bị chết sau khi sinh thì người mẹ được nghỉ việc 04 tháng bắt đầu tính kể từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì người mẹ được nghỉ 02 tháng tính từ ngày con chết nhưng thời gian nghỉ không được vượt quá thời gian quy định hưởng chế độ thai sản; thời gian này sẽ không được tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
  • Trường hợp chỉ có  người mẹ tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều đóng bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ chết, có đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện nhận chế độ thai sản thì cha haowjc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Trường hợp cha hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc theo chế độ thai sản thì ngoài tiền lương sẽ được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
  • Trường hợp chỉ người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết hoặc gặp rủi ro sau khi sinh, không có đủ sức khỏe để chăm sóc còn thì người cha sẽ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả các ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

4.4 Khi nhận con nuôi

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ sinh con cho đến khi giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ.

Nếu tính từ ngày sinh con đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản vẫn chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng tiếp chế độ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

4.5 Khi thực hiện biện pháp tránh thai

Lao động nữ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định nếu thực hiện các biện pháp tránh thai sau:

  • Đặt vòng tránh thai, nghỉ 07 ngày;
  • Thực hiện triệt sản, nghỉ 15 ngày. 
Logo

DỊCH VỤ LUẬT – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

Dịch vụ Luật và Tư vấn thuế đáng tin cậy nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi khách hàng và cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

HOTLINE: 0981 345 339 (HỖ TRỢ 24/7)

5. Câu hỏi thường gặp về chế độ hưởng thai sản 2023

5.1 Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng hình thức nào?

Một trong các hình thức để người lao động nhận được tiền thai sản:

  • Thông qua đơn vị mình đang làm việc;
  • Thông qua tài khoản cá nhân;
  • Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội;
  • Thông qua người được ủy quyền để thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản.

5.2 Các bước thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản?

 Để hưởng chế độ thai sản, người lao động cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ.

Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị nơi mình làm việc.

  • Bước 2: Nhận kết quả giải quyết 

Thời hạn giải quyết chế độ thai sản là tối đa 06 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp hoặc tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

5.3. Tiền dưỡng sức sau sinh quy định như thế nào?

Thời gian người lao động được hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:

  • Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày đầu làm việc, nếu sức khỏe lao động nữ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 đến 10 ngày;
  • Thời gian nghỉ dưỡng sức sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trong trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức này từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu  năm sau thì được tính cho năm trước;
  • Số ngày nghỉ dưỡng sức do người lao động và Công đoàn tại đơn vị người lao động đang làm việc quyết định. Nếu chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh cho lao động nữ được quy định:
  • Tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày với các trường hợp khác. 
  • Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. 

Tiền dưỡng sức = Số ngày nghỉ dưỡng sức*30%* mức lương cơ sở.

5.4  Chế độ thai sản năm 2023 đã có gì khác?

Kể từ ngày 01.07.2023, mức lương cơ sở được tăng lên khoảng 20,8% (1.490.000 -> 1.800.000). Theo đó, các mức hưởng chế độ thai sản cũng tăng.

5.5  Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đến cơ quan nào?

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cụ thể: 

  • Đối với chế độ ốm đau, thai sản, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động; 
  • Trường hợp người lao động thôi việc trước khi sinh hoặc nhận nuôi con thì nộp hồ sơ theo quy định và xuất trình bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm;
  • Trường hợp lao động đã nghỉ việc thì nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tới cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bài viết trên của LUẬT VÀ KẾ TOÁN VIỆT MỸ cũng đã chi ra rất rõ ràng về những quy định của pháp luật về chế độ hưởng thai sản 2023. Nếu các bạn đọc giả còn vướng mắc về những vấn đề pháp luật khác đừng ngần ngại tìm đến chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất có thể.

Đánh giá
Tác giả

Nguyễn Thanh Phúc

Ông Nguyễn Thanh Phúc có hơn 15 năm kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, thuế và cố vấn chiến lược. Ông Nguyễn Thanh Phúc là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực Luật và kế toán tại Việt Nam, người sáng lập thương hiệu Luật và kế toán Việt Mỹ đã nhượng quyền thương hiệu thành công hơn 30 chi nhánh toàn quốc. Việt Mỹ là thương hiệu duy nhất của Việt Nam đủ uy tín để nhượng quyền và thành công trong lĩnh vực Luật và Kế toán.